1 Lát vỉa hè 30*30*4 m² 7
2.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
CP SDMTC là những chi phí liên quan tới việc sử dụng máy thi công, nhằm thực hiện công tác xây lắp bằng máy. Tại các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp xây dựng, do khối lượng công việc lớn nên việc sản xuất không chỉ dựa vào sức người mà còn cần đến sự hỗ trợ rất lớn của máy móc thiết bị. Ngày nay, việc tăng cường trang thiết bị máy móc thi công trong xây dựng cơ bản là tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động, đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình và hạ giá thành sản phẩm. Chi phí này chiếm khoảng 20% - 25% tổng chi phí sản xuất của Công ty. Việc kế toán chính xác, đầy đủ CP SDMTC giúp cho nhà quản trị giám đốc chặt chẽ việc sử dụng máy thi công, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các loại máy móc, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Máy thi công phục vụ công tác xây lắp gồm nhiều chủng loại như: máy xúc lật, máy lu rung, máy ủi đất, máy đào, máy san gạt, máy rải nhựa đường, máy trộn bê tông, máy khoan nhồi, máy đầm đất, máy đóng cọc,...Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam kết hợp sử dụng máy thi công thuộc sở hữu Công ty và máy thi công thuê ngoài.
Đối với máy thi công thuộc sở hữu của Công ty, để tạo quyền chủ động của các công trường, các đội xây dựng và để nâng cao chất lượng quản lý, Công ty giao máy thi công cho các đội, tùy thuộc vào chức năng sản xuất và khả năng quản lý của đội. Việc điều hành máy và theo dõi hoạt động được đặt dưới sự điều khiển của đội và chỉ huy công trường, đồng thời có sự giám sát chặt chẽ từ phía ban giám đốc Công ty. Các CP SDMTC trong trường hợp này bao gồm: các chi phí thường xuyên (tiền lương và các khoản trích theo lương của công
nhân điều khiển máy, chi phí vật liệu phục vụ chạy máy, chi phí khấu hao máy,...) và các chi phí tạm thời (chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa nâng cấp máy thi công,...).
Đối với máy thi công thuê ngoài: Công ty sẽ thuê cả máy và người điều khiển máy thi công. Việc thuê máy thi công thường được áp dụng trong một số trường hợp như: thi công các công trình lớn, kết cấu phức tạp cần những máy thi công đặc chủng hoặc trong trường hợp máy thi công của Công ty không đủ hoặc địa bàn thi công xa khiến chi phí di chuyển máy thi công quá lớn,...
Việc kế toán CP SDMTC phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công. Ở Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam không tổ chức đội máy thi công riêng biệt.
Để hạch toán CP SDMTC, Công ty sử dụng TK 623 – CP SDMTC. Cũng như các TK chi phí khác, TK 623 được chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.
Đối với các máy thi công thuộc sở hữu của Công ty: CP SDMTC được chi tiết theo từng yếu tố. Vì thế, TK 623 còn được chi tiết theo từng tiểu khoản: TK 6231: Chi phí nhân viên điều khiển máy
TK 6232: Chi phí vật liệu TK 6233: Chi phí CCDC
TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238: Chi phí bằng tiền khác
Đối với máy thi công thuê ngoài: giá thuê máy quy định trong hợp đồng đã bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến máy thi công. Vì thế, CP SDMTC trong trường hợp này kế toán sẽ không phản ánh chi tiết theo từng yếu tố chi phí mà toàn bộ chi phí thuê máy sẽ được phản ánh hết vào TK 6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Sau đây là quy trình kế toán CP SDMTC
• Đối với máy thi công của Công ty:
SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
4040 40
- Kế toán chi phí tiền lương công nhân lái máy:
Đối với tiền lương công nhân lái máy thi công trên các công trường, Công ty sử dụng hình thức trả lương theo thời gian. Ngoài ra, hình thức trả lương này còn được sử dụng để tính lương cho toàn bộ nhân viên trong danh sách Công ty, bao gồm: cán bộ nhân viên làm tại các phòng ban – nhân viên gián tiếp (như các chỉ huy trưởng, tổ trưởng, tổ phó, nhân viên kỹ thuật, nhân viên kế toán,...), áp dụng trong trường hợp công việc không thể định mức được hao phí nhân công mà phải tiến hành làm công nhật.
Tiền lương trong tháng Phụ cấp
Lương theo ngày công
=+ +
Công thức tính lương như sau:
Lương theo ngày công
Số ngày làm việc thực tế trong tháng Số ngày công trong tháng (26 ngày)
Lương cơ bản = * Trong đó: Phụ cấp Phụ cấp trách nhiệm Phụ cấp xăng dầu Phụ cấp khác Phụ cấp thêm giờ + + = 4141
+
Lương cơ bản căn cứ vào thỏa thuận giữa người lao động và Công ty khi ký kết hợp đồng lao động.
Ví dụ, anh Nguyễn Huy Tuấn đội trưởng đội lái máy có: lương cơ bản là 2.100.000 đ/tháng, phụ cấp xăng dầu được hưởng là 420.000đ, phụ cấp khác là 100.000đ. Tháng 12 năm 2008 anh Tuấn làm được 27 công. Vậy tiền lương trong tháng 12/2008 của anh Tuấn là:
Lương tháng 12/2008 (420.000 + 100.000) 2.100.000 26 27 = + * = 2.700.769 đ
Cơ sở để tính lương theo hình thức này là “Bảng chấm công” do các đội trưởng hay trưởng bộ phận ghi rồi nộp về phòng tài chính kế toán.
Căn cứ vào cách tính lương ở trên (đồng thời với các Quyết định điều chỉnh tăng hay giảm lương cơ bản của Hội đồng quản trị căn cứ theo thâm niên và trình độ tay nghề làm việc của từng người lao động), kế toán lương sẽ tiến hành tính lương cho từng người lao động trong Công ty.
Từ đó, kế toán lương sẽ lập Bảng thanh toán lương cho các Đội máy, cùng các phòng ban khác trong Công ty, tổng hợp lại để lập Bảng thanh toán lương cho toàn Công ty.
SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
4242 42