Giải pháp phát triển nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư tại Công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng hoạt động quản lí danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 57 - 65)

BSC

3.2.1.Quan điểm huy động và sử dụng dụng vốn uỷ thác đầu tư:

Về bản chất, Quản lý danh mục đầu tư là một dạng sảm phẩm dịch vụ của các công ty chứng khoán tạo ra để cung cấp cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên quản lý danh mục đầu tư đầu tư là một sản phẩm dịch vụ đặc biệt nên trước khi thực hiện dịch vụ này công ty chứng khoán phải huy động được vốn từ nhà đầu tư. Trong thực tế có hai phương pháp chính được các tổ chức cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư sử dụng.

- Cách thứ nhất: là cách mà các quỹ đầu tư thường dùng để huy động vốn. Theo cách

này, đầu tiên tổ chức quản lý danh mục đầu tư/quỹ đầu tư thực hiện việc phân tích để tìm kiếm cơ hội đầu tư trên thị trường (danh mục đầu tư) với một mục tiêu hấp dẫn. Mục tiêu ở đây có thể là doanh lợi cao tương ứng với một mức độ rủi ro, có thể chấp nhận, trong một khoảng thời gian đầu tư nhất định... Sau đó quỹ quảng bá về cơ hội đầu tư để thu hút các nhà đầu tư tham gia góp vốn để biến cơ hội đầu tư thành hiện thực.

- Cách thứ hai: tổ chức quản lý danh mục đầu tư tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

trước từ đó xác định mục tiêu của nhà đầu tư rồi thực hiện phân tích để tìm ra cơ hội đầu tư thoả mãn được mục tiêu đó. Cách này thường được các công ty chứng khoán sử dụng.

Ta thấy rằng trong cách thứ nhất danh mục được lập trên cơ sở số vốn góp của cả tập thể các nhà đầu tư và tạm gọi là quỹ đầu tư tập thể, còn trong cách thứ vốn để thực hiện quản lý danh mục đầu tư chỉ xuất phát từ một cá nhân riêng lẻ.

Theo các lý thuyết về quản lý danh mục đầu tư muốn đạt được lợi ích tối đa với độ rủi ro nhất định chúng ta phải thực hiện đa dạng hoá đầu tư. Những người đầu tư với một khoản tiền nhỏ không thể đa dạng hoá danh mục đầu tư của họ với một số lượng lớn cổ phiếu phát hành, nhưng họ có thể hưởng khoản lợi từ việc đa dạng hoá đầu tư với khoản tiền nhỏ đó bằng việc đầu tư nó vào một quỹ đầu tư tập thể. Đây là một lợi thế của các quỹ đầu tư tập thể so với qũy đầu tư cá nhân. Một lợi thế khách chúng ta cần quan tâm là chi phí giao dịch thấp. Các quỹ đầu tư là định chế đầu tư thường có khối lượng giao dịch lớn. Vì vậy, các chi phí giao dịch mà quỹ phải chi trả thường thấp hơn nhiều so với các quỹ đầu tư cá nhân.

Tóm lại, so với hình thức quản lý danh mục đầu tư truyền thống của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư có một lợi thế hơn hẳn đó là lợi thế về quy mô.

Trên thực tế pháp luật về thị trường chứng khoán chứng khoán Việt Nam chưa có quy định nào cản trở việc các công ty chứng khoán tập hợp các tài khoản uỷ thác của khách hàng thành một nguồn vốn chung để thực hiện một mục tiêu đầu tư chung. Do đó Công ty chứng khoán BSC cần có chiến lược huy động vốn thích hợp để tận dụng triệt để đặc điểm này.

3.2.2.Đa dạng hoá sản phẩm của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư - chiến lược huy động vốn:

Quản lý danh mục đầu tư có đảm bảo là một hình thức triển khai nghiệp vụ rất hợp lý trong tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Ban đầu công ty cần đưa ra mức lãi suất đảm bảo cáo để thu hút khách hàng, tạo niềm tin và giúp khách hàng làm quen với loại hình nghiệp vụ mới mẻ này. Tuy nhiên chính mức lợi suất đảm bảo cao lại làm cho công ty phải thận trọng hơn trong việc lựa chọn các loại chứng khoán trong danh mục mình quản lý. Kết quả là công ty đã phải đầu tư hoàn toàn vốn ủy thác của khách hàng vào các loại trái phiếu. Như vậy mức lợi suất 8,8% được đảm bảo cao nhưng chính điều đó lại làm mất đi những cơ hội có thể đạt được những mức lợi suất đầu tư cao hơn cho tài khoản ủy thác của khách hàng nếu như công ty mạo hiểm hơn đầu tư sang các loại cổ phiếu niêm yết và đặc biệt là cổ phiếu chưa niêm yết, có thể đem lại mức lợi suất vượt trội. Khi mức lợi suất của khách hàng không đạt mức tối đa cũng có nghĩa là hoạt động quản lý danh mục đầu

tư của công ty cũng chưa đạt hiệu quả cao nhất kéo theo mức tiền thưởng của khách hàng cho nghiệp vụ này cũng không cao.

Vì vậy sau khi đã tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng về nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư thì công ty cần phải có những chiến lược dài hơi hơn đó chính là việc đa dạng hóa các sản phẩm của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư. Công ty cần đưa ra những sản phẩm quản lý danh mục đầu tư có mức lợi suất đảm bảo thấp hơn nhưng có thể đạt mức lợi suất thực tế cao hơn. Và tiến tới mức lãi suất đảm bảo thấp hơn mức lãi suất thị trường.

Nhưng xét cho cùng Quản lý danh mục đầu tư cũng là một dạng sảm phẩm dịch vụ của các công ty chứng khoán tạo ra để cung cấp cho các nhà đầu tư. Vì vậy muốn phát triển sản phẩm này chúng ta cần phải xem xét vấn đề trên quan điểm marketing nghĩa là "bán

những gì thị trường cần chứ không phải những gì mình có". Cho nên muốn đa dạng hoá sản

phẩm chúng ta cần thực hiện các công việc sau:

+ Tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trước rồi mới xác định mục tiêu đầu tư

để xây dựng danh mục đầu tư. Người quản lý phải ghi nhận được các yêu cầu cụ thể của các

nhà đầu tư, chẳng hạn: chỉ đầu tư vào các chứng khoán của công ty nhỏ, với hệ số P/E thấp, mức rủi ro thấp hơn danh mục thị trường, thời gian đầu tư ngắn,.v.v. Việc xác định mục tiêu đầu tư của khách hàng sẽ là cơ sở để người quản lý thực hiện phân bổ, lựa chọn các loại chứng khoán trong danh mục đầu tư.

Để có thể xác định chính xác được nhu cầu của các nhà đầu tư, người quản lý phải xây dựng được một hệ thống các câu hỏi mang tính chất điều kiện để thu thập các thông tin cần thiết. Thông thường, hệ thống câu hỏi sẽ bao hàm các nội dung sau:

 Họ tên, độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân của khách hàng;

 Vai trò hoặc trách nhiệm của khách hàng trong gia đình, chẳng hạn như có phải là người mang lại thu nhập chính cho gia đình hay không, có phải chịu trách nhiệm về tài chính đối với ai không;

 Nghề nghiệp và tình hình thu nhập của khách hàng;

 Nhu cầu về các khoản chi tiêu lớn của khách hàng trong tương lai, chẳng hạn nhu

có nhu cầu cho con cái đi học, mua nhà, mua xe,.v.v...

 Số tiền nhàn rối có thể đầu tư của khách hàng;

 Thời gian có thể đầu tư;

 Yêu cầu về các kết quả do hoạt động đầu tư mang lại;

 Khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng. Phần này phải được chi tiết hóa thành nhiều mục như yêu cầu về mức độ chắc chắn của các khoản thu nhập từ đầu tư, mức độ an toàn của vốn đầu tư, những ảnh hưởng của việc đầu tư thất bại đến cuộc sống của khách hàng, v.v...

+Tiến hành phân đoạn thị trường: tức là phân chia thị trường thành các nhóm nhà đầu tư có mục tiêu đầu tư tương đối đồng nhất và phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp kích thích của marketing.

Để xác định một đoạn thị trường hiệu quả thì việc phân đoạn thị trường phải đạt được những yêu cầu sau:

-Tính đo lường được, tức là quy mô và hiệu quả của đoạn thị trường phải đo lường được.

-Tính tiếp cận được, tức là công ty phải nhận biết và phục vụ được đoạn thị trường đã phân chia theo tiêu thức nhất định.

- Tính khả thi, tức là các đoạn thị trường phải bao gồm các khách hàng có nhu cầu đồng nhất với quy mô vốn đủ lớn để công ty có thể xây dựng được một danh mục đa dạng hoá ứng với mức lợi nhuận kỳ vọng và mức độ chấp nhận rủi ro của đoạn thị trường này.

+Tiếp theo công ty cần phải lựa chọn một hoặc một số đoạn thị trường mục tiêu cho mình. Khi lựa chọn các đoạn thị trường mục tiêu, cần làm rõ vấn đề:

- Mức lợi suất đảm bảo nào sẽ được áp dụng. - Kỳ hạn hợp đồng uỷ thác

- Mức phí và thưởng.

Để thực hiện đa dạng hoá sản phẩm ở bước này công ty cần lựa chọn được nhiều đoạn thị thị trường mục tiêu từ đó cung cấp nhiều loại hợp đồng uỷ thác đầu tư có mức lợi suất đảm bảo, kỳ hạn và mức phí khác nhau.

+Chủ động tìm đến khách hàng: Công ty nên tổ chức hội nghị khách hàng một cách định kỳ. Đây là một dịp tốt để tăng cường mỗi quan hệ với nhà đầu tư, là một dịp để quảng bá về các loại sản phẩm nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư đồng thời giúp công ty tiếp cận, tìm hiểu cặn kẽ hơn nhu cầuvà thông tin ngược chiều từ phía nhà đầu tư. Hơn nữa, thông qua hội nghị khách hàng, công ty còn cho khác hhàng thấy họ là tâm điểm của mọi hoạt động kinh doanh của mình để từ đó khách hàng có niềm tin vững chắc về công ty.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng nếu thực hiện các bước như trên cũng có nghĩa là chúng ta đang huy động vốn theo cách mà các quỹ đầu tư chứng khoán thường làm . Chỉ làm theo cách này công ty chứng khoán mới có thể thực hiện đa dạng hoá đầu tư một cách tối ưu. Bởi lẽ trong giai đoạn hiện nay, tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân với lượng vốn nhỏ lẻ rất khó có thể thực hiện đa dạng hoá đầu tư cho riêng từng tài khoản cá nhân. Tuy nhiên điều khác biệt giữa quỹ đầu tư và công ty chứng khoán là các quỹ đầu tư phải phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư còn công ty chứng khoán lại làm hợp đồng uỷ thác đầu tư.

3.2.3.Lộ trình phát triển các sản phẩm QLDMDT tại BSC

Trước tiên chúng ta cần phải thấy rằng: Quản lý danh mục đầu tư của công ty chứng khoán là một sản phẩm của thị trường chứng khoán cho nên sự phát triển của nó luôn gắn chặt với các giai đoạn phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán nói riêng. Nó phải phù hợp với với sự tiến bộ về trình độ, năng lực của các tổ chức quản lý đầu tư và các chuyên gia quản lý danh mục đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Có một mốc quan trọng đối với thị trường chứng khoán chúng ta cần quan tâm đó là đó là việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đến năm 2005 cơ bản phải hoàn thành. Và đặc biệt việc cổ phần hoá lại gắn liền với niêm yết trên thị trường chứng khoán. Điều đó

sẽ tạo thêm rất nhiều hàng hoá cho thị trường. Tạo ra nhiều lựa chọn cho việc đa dạng hoá danh mục đầu tư. Mốc thứ hai cần quan tâm đó là năm 2010. Như chúng ta đã biết, nhà nước có rất nhiều kế hoạch phát triển kinh tế lấy mốc là năm 2010 đặc biệt hơn Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến 2010. Vì vậy đây cũng sẽ là năm đánh dấu sự phát triển nhiều mặt của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra lộ trình phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư của Công ty chứng khoán BSC như sau:

Giai đoạn 1: Từ nay đến hết 2005

Trong giai đoạn trước mắt này, do điều kiện môi trường chưa hoàn chỉnh nên hoạt động quản lý danh mục đầu tư chưa thể triển khai một cách đồng bộ và mạnh mẽ.

- Về sản phẩm :

Lúc này nhà đầu tư vẫn chưa quen với việc uỷ thác đầu tư và chưa tin tưởng vào nghiệp vụ này nên vẫn phải áp dụng hình thức quản lý danh mục đầu tư có đảm bảo với mức lợi suất đảm bảo cao.

- Về chiến lược quản lý danh mục đầu tư chứng khoán:

Với số lượng ít ỏi các loại chứng khoán và tình trạng thị trường nhiều khi không hiệu quả, việc áp dụng chiến lược quản lý danh mục đầu tư thụ động là không phù hợp. Các nhà quản lý danh mục đầu tư chứng khoán nên áp dụng chiến lược quản lý chủ động để có thể tìm kiếm được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của thị trường.

- Về cơ cấu các loại chứng khoán trong danh mục.

Đây vẫn là giai đoạn đầu giúp các nhà đầu tư Việt Nam làm quen với khái niệm uỷ thác đầu tư, mức lãi suất đảm bảo là cao cho nên Công ty cần đầu tư phần lớn số tiền uỷ thác vào các loại chứng khoán an toàn, mang lại lợi suất lớn hơn mức lãi suất đảm bảo với khách hàng. Theo Viện tiền tệ Nhật Bản trong chương trình hợp tác với Việt Nam phát hành trái phiếu Chính phủ đã đánh giá trái phiếu Chính phủ với mức lãi suất hiện nay là vô cùng hấp dẫn. Như vậy đầu tư trái phiếu sẽ đảm bảo mức lợi suất cao đồng thời có tính rủi ro thấp.

Loại chứng khoán thứ hai Công ty chứng khoán BSC cần quan tâm đó là cổ phiếu niêm yết. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một số giai đoạn thăng trầm ban đầu và tuân theo đúng quy luật phát triển của các thị trường chứng khoán đi trước, đặc biệt biến động chỉ số VN_Index rất giống biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Nếu theo quy luật phát triển đó, trong giai vài năm tiếp theo VN_Index sẽ không biến động lớn, giá trị chứng khoán được phản ánh trung thực hơn thông qua giá trị. Như vậy thực hiện phân tích để lựa chọn được các công ty làm hiệu quả thì nhìn chung sẽ thu được mức cổ tức cao. Thực tế trong thời gian đa số các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều chi trả mức cổ tức trên 10%, cá biệt có công ty còn trả cổ tức đến 14%. Do đó nếu có chiến lược nắm giữ cổ phiếu dài hạn thì không khó cho BSC trong việc đạt được mức lợi suất đảm bảo cao đã cam kết với khách hàng.

Phần vốn uỷ thác còn lại BSC cần quan tâm đến các cổ phiếu chưa niêm yết. Do Việt Nam hiện nay còn , chưa thống nhất phương pháp cũng như thiếu các tổ chức định giá công ty nên còn rất nhiều công ty chưa niêm yết bị định giá thấp hơn giá trị thực. Nên đầu tư vào các loại cổ phiếu này có thể thu được mức tăng trưởng cao khi nhà đầu tư trên thị trường nhận ra giá trị thực của cổ phiếu.

Trên cơ sở những nhận định trên chúng tôi đề xuất cơ cấu phân bổ tài sản trong giai đoạn này như sau:

- Đầu tư trái phiếu : 80% - Đầu tư cổ phiếu niêm yết : 15%

- Đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết: 5%

Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến hết năm 2010:

Theo kế hoạch, đến năm 2005 việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước cơ bản hoàn thành, quy mô thị trường chứng khoán có thể đạt khoảng 2-3% GDP, số lượng các công ty niêm yết sẽ tăng lên đáng kể và thị trường OTC có thể sẽ được thành lập, các tổ chức định mức tín nhiệm sẽ ra đời sẽ tạo điều kiện cho các nhà quản lý danh mục thực

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng hoạt động quản lí danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)