Cải cách công tác quản lý nhà nước:

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng hoạt động quản lí danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 74)

Cùng với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, chúng ta cần đẩy mạnh công tác cải cách quản lý nhà nước đối với các hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán để đảm bảo sự phát triển ổn định, đúng định hướng chiến lược phát triển chung của thị trường tài chính và nền kinh tế. Công tác quản lý nhà nước cần chú ý một số điểm chính sau:

- Các cơ quan nhà nước cần cụ thể hoá các quy trình, thủ tục hành chính trong việc xét duyệt, cấp phép cho các tổ chức thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư từ nguồn vốn uỷ thác. Thực tế cho thấy, các tổ chức xin cấp phép thường rất lúng túng trong khâu hoàn thiện các hồ sơ xin phép. Việc ban hành các quy trình, hướng dẫn cụ thể về danh mục

hồ sơ cũng như các nội dung cần thể hiện trong hồ sơ sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác hoàn thiện hồ sơ.

- Công tác quản lý nhà nước cần theo dõi và nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động thực tiễn để có những chỉnh sửa, bổ sung phù hợp. Đồng thời, giám sát các tổ chức thực hiện quản lý danh mục đầu tư để phát hiện ra được những khe hở của pháp luật để kịp thời ngăn chặn những hoạt động có thể gây tổn hại đến lợi ích của người uỷ thác đầu tư.

3.3.5 Đào tạo các nhà phân tích và quản lý đầu tư chuyên nghiệp :

Một trong các giải pháp trước mắt và mang tính cấp thiết nhất đó là đào tạo nhân sự cho hoạt động quản ly danh mục đầu tư. Kinh nghiệm từ hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung cũng như các công ty chứng khoán là những định chế tài chính trung gian tham gia hoạt động đầu tiên trên thị trường chứng khoán, yếu tố ”con người”được coi là một trong các nhân tố quan trọng, góp phần không nhỏ vào thành công trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đặc biệt đối với hoạt động quản lý quỹ, yếu tố con người mà cụ thể đội ngũ những người điều hành quỹ là một nhân tố cơ bản quyết định sự thành công của bản thân hoạt động quản lý danh mục đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán.

Do vậy, dưới giác độ của cơ quan quản lý nhà nước với vai trò hỗ trợ cho việc hình thành các tổ chức trung gian trên thị trường, phương hướng trước mắt cũng như các định hướng dài hạn cho công tác đào tạo để có được đội ngũ nhân sự chất lượng cao cho thị trường chứng khoán là:

+ Gấp rút soạn thảo các chương trình đào tạo chuyên sâu dành riêng cho những người điều hành quỹ.

+ Củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đặc biệt chú trọng mới các chuyên gia, trong và ngoài nước, đã tham gia hoạt động thực tiễn trên thị trường chứng khoán tham gia giảng dạy.

Kết luận:

Tóm lại quản lý danh mục đầu tư là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng nó không chỉ giúp nhà đầu tư tối đa hoá lợi nhuận, giới hạn rủi ro, tạo ra một nguồn thu nhập đáng kể cho các công ty chứng khoán mà còn giúp cho thị trường chứng khoán hoạt động một cách chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

Là một sinh viên học chuyên ngành thị trường chứng khoán em nhận thấy mình cần phải nắm chắc lý thuyết cũng như nghiên cứu sâu hơn về thực tế nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư và cũng muốn nói lên suy nghĩ của mình về việc xây dựng và phát triển loại hình nghiệp vụ mới mẻ này tại Việt Nam.

Trong quyết định 163/2003 QĐ - TTg mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt có chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến 2010 phải trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nên kinh tế. Muốn thực hiện chiến lược này em cho rằng bắt buộc phải phát triển các loại hình nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư mà đặc biệt là nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư của các công ty chứng khoán.

Công ty chứng khoán NHĐT&PT cũng như các Công ty chứng khoán khác của Việt Nam đóng vai trò là định chế tài chính trung gian chủ yếu tham gia thị trường chứng khoán hiện nay cần phải phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư và coi đây là một nghiệp vụ chiến lược của công ty mặc dù trước mắt nghiệp vụ này khó có thể đem lại thu nhập cho công ty. Đồng thời phải coi việc phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư là trách nhiệm của công ty giúp cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định, lành mạnh, hiệu quả. Công ty vẫn đang trong thời kỳ thử nghiệm loại hình dịch vụ mới này và đã gặt hái một số thành công, tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề bất cập cần phải khắc phục.

Em cũng rất hy vọng rằng những ý tưởng trong đề tài của mình có thể giúp ích cho công ty dù chỉ là một phần rất nhỏ.

Danh mục tài liệu tham khảo: 1)Sách:

- Modern portfolio theory and investment analysis - Hand book of portfolio management

- Active portfolio management: Aquantitative approach for producing superior return and antroling risk.

- Investment management - Frank J. Fabozzi - Đầu tư tài chính - Vũ Việt Hùng

2) Các đề tài của vụ quản lý kinh doanh- UBCKNN:

- Đề tài UB03.10: Giải pháp phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.

- Đề tài CS03.01: Một số giải pháp cơ bản để thu hút các nhà đầu tư chứng khoán tiềm năng bằng mô hình marketing Mix.

3) Một số báo và tạp chí:

- Báo đầu tư chứng khoán - Tạp chí Ngân hàng

- Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ - Tạp chí nghiên cứu kinh tế

4) Một số trang Web: - http://www.ssc.gov.vn - http://bsc.com.vn - http://vcbs.com.vn - http://www.vir.com.vn Phụ lục:

Phụ lục 1: Hợp đồng quản lý danh mục đầu tư

Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Số:.../HĐUT/BSC

- Căn cứ Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt nam;

- Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 25/09/1989 và Quyết định số 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế;

- Căn cứ Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11-7-1998 của Thủ tướng Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

- Căn cứ vào quyết định số 78/2000/QĐ - UBCK ngày 29/02/2000 của Chủ tịch UBCKNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998.

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm 200..., tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chúng tôi gồm có:

Bên uỷ thác: ...

Số Chứng minh nhân dân hoặc số Hộ chiếu: ... do CA ... cấp ngày .../.../...

Địa chỉ: ...

Điện thoại: 0913214172 - Fax : ... – Email : ...

Tài khoản tiền (VND)...tại Ngân hàng...

Sau đây gọi tắt là bên A

Bên nhận uỷ thác: Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC).

Địa chỉ : 20 Hàng Tre, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Do ông : Hồ Công Hưởng - Chức vụ : Giám đốc làm đại diện

Điện thoại : 04 8.262.899 – Fax : 04 8.262188 - Email : service@bsc.com.vn

Sau đây gọi tắt là bên B

Hai bờn thoả thuận ký kết hợp đồng uỷ thác quản lý danh mục đầu tư với các điều khoản sau đây:

Điều1: Mục đích uỷ thác đầu tư

1.1 - Bằng hợp đồng này bên A đồng ý ủy thỏc cho bờn B quản lý tiền, chứng khoỏn trờn tài khoản số 002C100... mở tại bờn B để đầu tư vào các chứng khoán được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam với mục đích sinh lời.

1.2 - Số tiền, thời hạn uỷ thác được quy định chi tiết trong Phụ lục của Hợp đồng này.

Điều 2: Mức sinh lời dự kiến và Mức độ rủi ro.

2.1 - Mức sinh lời dự kiến thu được từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư này có thể cao hoặc thấp phụ thuộc vào tỡnh hỡnh thị trường và những dự báo của bên B về sự biến động của thị trường chứng khoán Việt nam.

2.2 - Khi ký tờn vào Hợp đồng này, bên A mặc nhiên thừa nhận giá cả chứng khoán luôn biến động và một chứng khoán bất kỳ đều có thể lên hoặc xuống giá và trong một số trường hợp có thể trở nên hoàn toàn vô giá trị. Bên A công nhận rằng luôn có một rủi ro tiềm tàng là thua lỗ có thể xuất hiện nhiều hơn là có lói. Bờn A chấp nhận mọi rủi ro, thua lỗ phỏt sinh từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư này.

Điều 3: Điều kiện đầu tư.

3.1 - Trong vũng 5 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng này, Bên A phải chuyển toàn bộ số tiền uỷ thác tại điều 1 vào tài khoản của bên A mở tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu

tư và phát triển Việt Nam để bên B tiến hành việc đầu tư theo sự uỷ thác của Bên A.

3.2 - Khi Bên A hoàn tất việc chuyển tiền được qui định tại khoản 3.1 của điều này, bên B phải tiến hành quản lý và thụng bỏo bằng điện thoại, bằng văn bản cho bên A trong vũng 3 ngày làm việc sau khi hoàn thành một phần hoặc toàn bộ việc đầu tư.

Điều 4 : Lợi nhuận đầu tư

4.1 - Lợi nhuận đầu tư là mức lợi nhuận mà bên A đạt được sau khi chấm dứt hợp đồng này. Mức lợi nhuận này được tính bằng khoản chênh lệch giữa giá trị thu được từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư và số tiền uỷ thác đầu tư ban đầu.

4.2 - Tỷ suất lợi nhuận đầu tư được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của Lợi nhuận đầu tư trên số tiền uỷ thác ban đầu.

4.3 - Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng là các mức Tỷ suất được quy định chi tiết trong Phụ lục của Hợp đồng này.

Điều 5: Phí và thưởng của bên B

5.1 - Bên B được hưởng phí quản lý danh mục đầu tư là ...% trên vốn ủy thác. Bên A nộp tiền phí quản lý này trong vũng 5 ngày ngay sau khi ký Hợp đồng.

5.2 - Ngoài phớ quản lý danh mục đầu tư theo quy định tại khoản 5.1, bên B sẽ nhận được số tiền thưởng trong trường hợp Tỷ suất lợi nhuận đầu tư thu được từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư cao hơn Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng. Mức thưởng cụ thể theo Phụ lục đính kèm Hợp đồng này.

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của bên A

6.1 - Quyền của bên A:

1. Kiểm tra, giám sát việc đầu tư do bên B thực hiện.

2. Yêu cầu bên B cung cấp toàn bộ thông tin về danh mục đầu tư.

hợp pháp của người sở hữu chứng khoán trong thời gian hiệu lực của Hợp đồng.

4. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên B vi phạm nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng.

6.2 - Nghĩa vụ của bên A:

1. Chuyển một lần toàn bộ số tiền uỷ thác đầu tư ban đầu vào tài khoản để thực hiện việc đầu tư trong vũng 5 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng này;

2. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho bên B phí quản lý danh mục đầu tư, các khoản thưởng nếu có theo quy định tại Điều 5 và các khoản chi phí khác để thực hiện công việc đầu tư do bên A uỷ thác;

3. Thông báo bằng văn bản cho bên B trong trường hợp muốn thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư và giới hạn biến động giá được phép đầu tư.

Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của bên B

7.1 - Quyền của bên B:

1. Quyết định mua, bán chứng khoán theo quy định tại Điều 1 Hợp đồng này. Số chứng khoán và số tiền mua-bán chứng khoán được ghi vào tài khoản số 002C100... mở tại bên B; 2. Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu... cần thiết để thực hiện công việc đầu tư do khách hàng uỷ thác;

3. Hưởng phí quản lý danh mục đầu tư, các khoản thưởng theo qui định tại điều 5; Được thanh toán các chi phí hợp lý để thực hiện công việc đầu tư do khách hàng uỷ thác.

7.2 - Nghĩa vụ của bên B:

1. Báo cáo bằng văn bản cho bên A tỡnh hỡnh hoạt động đầu tư, nêu rừ giỏ trị thị trường của các chứng khoán, các chứng từ trong danh mục đầu tư, các giao dịch được thực hiện trong tháng và mức lợi nhuận thu được từ việc đầu tư do bên A uỷ thác;

2. Thông báo kịp thời các biến động bất thường trên thị trường cho bên A;

3. Lưu giữ số tiền uỷ thác trong tài khoản tại Sở Giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam;

4. Giữ bí mật thông tin mà công ty biết được trong khi thực hiện công việc đầu tư do khách hàng uỷ thác;

5. Cam kết quản lý danh mục đầu tư của bên A với nỗ lực và sự cẩn trọng cao nhất.

Điều 8: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Bên A được bồi thường thoả đáng mọi tổn thất và thiệt hại trong trường hợp bên B vi phạm các nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng.

Điều 9: Chấm dứt hợp đồng trước hạn

9.1 - Bên B được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bên A không hoàn thành việc chuyển tiền vào tài khoản theo qui định tại Điều 3;

9.2 - Trong trường hợp bên A muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, bên A phải thông báo cho bên B bằng văn bản. Trong vũng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo này bên B có trách nhiệm thanh lý đầu tư chứng khoán theo giá thị trường và chuyển toàn bộ các khoản thu được vào tài khoản của bên A.

9.3 - Khi chấm dứt hợp đồng theo khoản 2 Điều 9, bên A vẫn phải thanh toán các khoản thưởng như đó thoả thuận cho bờn B và cỏc chi phớ hợp lý phát sinh do việc chấm dứt hợp đồng trước hạn.

Điều 10: Điều khoản thi hành

10.1 - Trong quỏ trỡnh thực hiện hai bờn cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện. Nếu có gỡ vướng mắc, bất lợi phát sinh hoặc cần phải sửa đổi, bổ xung các điều khoản của hợp đồng thỡ hai bờn phải kịp thời thụng bỏo cho nhau bằng văn bản và tích cực bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác, bỡnh đẳng, cùng có lợi. Mọi sự bàn bạc, giải quyết và thoả thuận giữa hai bên phải được thể hiện bằng văn bản.

10.2 - Mọi tranh chấp, nếu không giải quyết được bằng thương lượng thỡ sẽ đưa vấn đề tranh chấp ra toà án kinh tế xét xử. Quyết định của toà án kinh tế là phán quyết cuối cùng mà hai bên phải thực hiện.

Điều 12: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày bên A chuyển toàn bộ số tiền vốn đầu tư ban đầu vào tài khoản của bên A theo qui định tại điều 1 để bên B tiến hành việc đầu tư cho đến ngày hai

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng hoạt động quản lí danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)