Hoàn thiện cơ sở pháp lý:

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng hoạt động quản lí danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 73 - 74)

Hiện nay nghị định 144/2003/NĐ-CP được coi là văn bản pháp luật mới đầy đủ nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nhưng trong nghị định này cũng chỉ đề cập nhiều đến hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán mà chưa quy định rõ ràng về nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư của công ty chứng khoán, mà chúng ta đã biết đây là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng đối với hoạt động đầu tư chuyên nghiệp. Do đó, cần chỉnh sửa và bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động hoạt động quản lý danh mục đầu tư. Trên cơ sở đó, để tạo ra một cơ sở pháp lý minh bạch, rõ ràng cho các hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán:

- Cần tách bạch giữa hoạt động quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng với hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán.

- Phân biệt rõ ràng giữa hoạt động quản lý danh mục đầu tư của công ty chứng khoán với các quỹ đầu tư chứng khoán.

- Cần phải bổ sung các quy định cụ thể về quan hệ uỷ thác tài sản như quyền, nghĩa vụ của các bên, các xung đột lợi ích, thủ tục giải quyết các tranh chấp phát sinh, khiếu kiện,.v.v. trong các văn bản quy phạm pháp luật.

- Trong các Luật chuyên ngành như Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật các tổ chức tín dụng, cần phải bổ sung thêm các quy định về hoạt động đầu tư chứng khoán từ nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động được của các công ty bảo hiểm, các ngân hàng thương mại.

- Bổ sung các quy định đối với việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán của hệ thống quỹ bảo hiểm xã hội.

- Bổ sung các quy định cho phép thành lập hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện và uỷ thác nguồn tiền đóng góp vào quỹ cho các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp quản lý đầu tư theo những tôn chỉ, mục đích của quỹ.

Hiện tại, tuy văn bản quy phạm pháp luật cấp cao nhất trong lĩnh vực chứng khoán mới chỉ ở cấp Nghị định, song các quan hệ về uỷ thác đầu tư chứng khoán đã được quy định tương đối chi tiết, rõ ràng. Quyền lợi, trách nhiệm của các tổ chức nhận uỷ thác đầu tư như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đều đã được đề cập. Tuy nhiên, trong các văn bản

hướng dẫn cấp dưới vẫn chưa cụ thể hoá được các hình thức quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Vì vậy, cần

* Cụ thể hoá, hướng dẫn chi tiết cho hoạt động quản lý danh mục đầu tư như hình thức nhận uỷ thác, các điều kiện của người nhận uỷ thác, của người uỷ thác, đưa ra các nguyên tắc cơ bản trong việc lựa chọn các nhà môi giới cho quỹ đầu tư chứng khoán.

* Cụ thể hoá các quy định về việc lập công ty quản lý quỹ để quản lý riêng phần vốn huy động của các công ty bảo hiểm nhân thọ.

* Đưa ra các quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất cho người uỷ thác đầu tư của tổ chức thực hiện quản lý đầu tư và các tổ chức khác có liên quan...

Việc tạo lập cơ sở pháp lý rõ ràng, cụ thể và ổn định có tác dụng khuyến khích công chúng uỷ thác tài sản cho các tổ chức quản lý đầu tư chuyên nghiệp và hoạt động của các tổ chức quản lý này. Muốn vậy, cơ sở pháp luật phải bám sát vào nhu cầu thực tế, quy định các hoạt động được phép thực hiện đối với các tổ chức quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu lực thi hành của các quy phạm pháp luật trong ngành chứng khoán, tránh tình trạng xử lý không triệt để các vi phạm như việc chậm trễ trong công tác công bố thông tin của các công ty niêm yết, công bố thông tin sai lệch… gây ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của hoạt động đầu tư và hiêu quả của hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng hoạt động quản lí danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)