Truyện đọc: * Thảo luận:

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD 7 ( trọn bộ) (Trang 30 - 35)

* Thảo luận:

1. Truyện đọc đề cập đến truyền thống gì của gia đình tác giả?

2. Truyền thống cần cù lao động của gia đình tác giả được thể hiện qua chi tiết nào?

3. Tác giả đã tiếp nối và giữ gìn truyền thống của gia đình mình như thế nào?

4. Em học tập được gì qua truyện đọc?

1. Truyền thống cần cù lao động.

2. – Bàn tay của cha và anh tôi chai sạn và dày lên vì phát cây, cuốc đất quyết tâm bắt đất sinh lời.

- Bất kể thời tiết khắc nghiệt đến đâu bố và anh tôi cũng không bao giờ rời khỏi “trận địa”.

- Tác giả tham gia lao động bằng cách ngày ngày mang những cây bạch đằng non lên đồi cho cha và anh trồng.

3. Tác giả tiếp nối truyền thống gia đình bằng cách tập nuôi gà……..

4. Bài học: Phải cần cù lao động, không được trông chờ, ỷ lại vào người khác, phải đi lên bằng sức lao động của chính bản thân mình.

Hoạt động 2: TÌM HIỂU NHỮNG TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH HS

* Gia đình em có những truyền thống làm nghề gì?

* GV xác định giúp HS xem đó có phải là truyền thống hay không? Hay chỉ là những nghề nghiệp mới.  Kết luận:

- HS trình bày nghề nghiệp của gia đình mình như: Làm nông nghiệp, làm gốm, làm mắm, nghề thợ mộc, ….

 GV: Mỗi gia đình đều có những truyền thống nghề nghiệp khác nhau. Vậy các em có cần kế thừa và phát huy truyền thống của gia đình mình hay không? Phải hiểu như thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống của gia đình như thế nào cho đúng?  NDBH.

Hoạt động 3: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC

Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:1. Khái niệm: 1. Khái niệm:

Nhiều gia đình, dòng họ có truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động, nghề nghiệp, văn hoá và đạo đức. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa gì?

Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. HS có cần phải làm gì để giữ gìn và

phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

3. Trách nhiệm của công dân-HS:

- Trân trọng, tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

Hoạt động 3: CỦNG CỐ BÀI HỌC, KHẮC SÂU KIẾN THỨC

III. BÀI TẬP:

BT b/SGK/32: Nhận xét cách nghĩ của Hiên:

Hiên nghĩ như vậy là không đúng vì dù quê Hiên nghèo khó và trong dòng họ không có người đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng nhưng quê Hiên và dòng họ Hiên vẫn còn nhiều truyền thống đáng tự hào đấy thôi, đó là: truyền thống cần cù lao động, truyền thống văn hoá, đạo đức …..

BT c/SGK/32:

- Ý kiến đúng: 1, 2, 5.

- Ý kiến sai:

3. Vì Gia đình, dòng họ nghèo vẫn có những truyền thống tốt đẹp như truyền thống đạo đức, văn hoá.

4. Truyền thống là những giá trị tinh thần của gia đình, dòng họ, dân tộc được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, là những cái đã có từ lâu nhưng không phải là những cái lạc hậu bởi lẽ truyền thống rất có ích cho con người, nó giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống. Chỉ có những hủ tục, là những cái không phù hợp với thời đại ngày nay mới cần loại bỏ, còn truyền thống là những cái quý báu, và còn nguyên giá trị nên cần phải giữ gìn.

Hoạt động 5: DẶN DÒ

- Học bài 10, làm bài tập a, d, đ. - Chuẩn bị trước bài 11: Tự tin: + Trả lời các câu hỏi phần đặt vấn đề. + Nghiên cứu trước nội dung bài học. + Làm trước các bài tập bài 11.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

Giúp hs hiểu được thế nào là tự tin và ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống, hiểu cách rèn luyện để trở thành một người có tính tự tin.

2. Thái độ:

Hình thành ở hs tính tự tin vào bản thân, và có ý thức vươn lên, kính trọng những người có tính tự tin, ghét thói a dua, ba phải.

3. Kĩ năng:

Giúp hs nhận biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và ở những người xung quanh; biết thể hiện tính tự tin trong học tập, luyện và trong những công việc cụ thể của bản thân.

II. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu gương, trao đổi, thảo luận, diễn giải, giải quyết vấn đề.

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

Tấm gương, tình huống.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:1. Ổn định tổ chức: Trật tự, sĩ số. 1. Ổn định tổ chức: Trật tự, sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ.

- Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

- Bản thân em đã và sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: GIỚI THIỆU BÀI

Tục ngữ có câu: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Theo em, câu tục ngữ này có ý nghĩa gì? (Khuyên chúng ta phải có lòng tin, phải vững vàng trước những khó khăn thử thách, không được chùn bước, bỏ cuộc). Như vậy, nhờ có lòng tin, con người vượt qua được những khó khăn thử thách, làm nên nghiệp lớn. Vậy, tự tin là gì? Phải rèn luyện tính tự tin như thế nào? Hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu.

Hoạt động 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG MỤC TRUYỆN ĐỌC

I. Truyện đọc:* Thảo luận: * Thảo luận:

Câu 1: Bạn Trịnh Hải Hà học tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh nào?

Câu 1: Gia đình bạn Hà thuộc loại gia đình nghèo (bố là bộ đội, mẹ là công nhân). Góc học tập của bạn chỉ là căn gác xép ở ban công, một giá sách khiêm tốn, một máy cát xét.

đi du học Xin-ga-po?

Câu 3: Nêu những biểu hiện tự tin ở bạn Trịnh Hải Hà?

Bạn Hà nói thành thạo tiếng Anh, lại vượt qua 2 kì thi tuyển du học của người Xin-ga-po.

Câu 3: - Bạn nói chuyện với khách rất chững chạc, thoải mái. - Bạn không học thêm mà chủ yếu là tự học. - Bạn luyện nói tiếng Anh với người nước ngoài.

Hoạt động 3: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC

Thế nào là tự tin? II. NỘI DUNG BÀI HỌC:1. Khái niệm:

Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.

Tự tin có ý nghĩa gì? 2. Ý nghĩa:Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin, con người sẽ trở nên yếu đuối, nhỏ bé.

Phải rèn luyện đức tính tự tin như thế nào?

- Giải thích các câu tục ngữ:

“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. “Có cứng mới đứng đầu gió”.

3. Rèn luyện:

- Chủ động, tự giác học tập và tham gia các hoạt động của tập thể, qua đó tính tự tin của chúng ta được củng cố và nâng cao.

- Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.

Hoạt động 3: CỦNG CỐ BÀI HỌC, KHẮC SÂU KIẾN THỨC

III. BÀI TẬP:

- BT b/SGK/34-35: Câu đúng: 1, 3, 4, 5, 6, 8.

- BT d/SGK/35: Hân: không có lòng tự tin khi làm bài kiểm tra. Vì bạn ấy không tin tưởng ở khả năng của chính mình. Khi thấy đáp án bài của bạn khác đáp án bài của mình thì Hân lập tức sửa đổi đáp án của mình.

Hoạt động 5: DẶN DÒ

- Về nhà học bài 11, làm bài tập a, c, d.

- Rà soát lại tất cả các bài học trong vỡ và các bài tập trong SGK bài nào chưa làm thì làm bổ sung, tiết sau sẽ kiểm tra tập viết và bài tập  Cho điểm.

SỨC KHOẺ VÀ BỆNH TẬTI. MỤC TIÊU BÀI HỌC: I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm về sức khoẻ và mối liên quan giữa sức khoẻ bản thân và cộng đồng.

- Giúp HS nhận ra cái có thể gây ra bệnh tật và biết cách phòng ngừa bệnh tật.

2. Thái độ:

- Mỗi cá nhân trong cuộc sống hàng ngày có ý thức bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng.

- Rèn luyện nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, trong sáng. - Thái độ và ứng xử để phòng chống bệnh tật.

3. Kĩ năng:

- Hiểu biết một số căn bệnh, các căn bệnh lan truyền (bao gồm cả HIV/AIDS) và những căn bệnh phụ thuộc nhiều về lối sống.

- Con người có thể chủ động hạn chế sự lan truyền.

II. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu vấn đề, thảo luận.

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

Phần mềm giảng dạy các vấn đề địa phương môn GDCD.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:1. Ổn định tổ chức: Trật tự, sĩ số. 1. Ổn định tổ chức: Trật tự, sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ.

- Tự tin là gì? Ý nghĩa.

- Cần rèn luyện như thế nào để có được lòng tự tin?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: GIỚI THIỆU BÀI

Sức khoẻ là vốn quý của con người. Có sức khoẻ tốt chúng ta mới học tập tốt, lao động tốt. Vậy, làm thế nào để ta có được sức khoẻ tốt? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu?

Hoạt động 2:

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM SỨC KHOẺ VÀ BỆNH TẬT.

Sức khoẻ là gì? 1. Sức khoẻ là gì?Người ta chia sức khoẻ ra làm hai loại: - Sức khoẻ của mỗi người: là trạng thái không có bệnh tật, con người cảm thấy thoải mái về thể chất, thư thái về tinh

thần.

+ Sức khoẻ của mỗi người gồm ba thành tố là thể chất, tâm thần và xã hội.

- Sức khoẻ xã hội: là sức khoẻ chung, là tình trạng bệnh tật trong cộng đồng.

- Bệnh tật là gì?

- Vì sao con người mắc bệnh? (nguồn gốc).

- Nêu các loại bệnh tật mà em biết?

2. Bệnh tật là gì? Vì sao con người haymắc bệnh? mắc bệnh?

- Bệnh tật là trạng thái cơ thể hoặc bộ phận cơ thể không thích ứng được với môi trường.

- Nguồn gốc gây bệnh: + Yếu tố bẩm sinh.

+ Từ trùng bệnh: vi trùng, vi rút, nấm. - Các loại bệnh tật:

+ Bệnh nhiễm khuẫn: tả lỵ, giun sán, cúm gia cầm…

+ Bệnh truyền nhiễm: AIDS, lao, … + Bệnh tâm thần.

Hoạt động 3:

BIỆN PHÁP BẢO VỆ SỨC KHOẺ - Làm thế nào để có được sức khoẻ

tốt?

3. Biện pháp bảo vệ sức khoẻ:

Để có được sức khoẻ tốt, chúng ta cần phải: - Giữ gìn vệ sinh thật tốt. - Có chế độ ăn uống hợp lí. - Tập thể dục đều đặn. - Sống lành mạnh…. Hoạt động 4

CỦNG CỐ BÀI HỌC, KHẮC SÂU KIẾN THỨC

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD 7 ( trọn bộ) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w