BÀI TẬP: Xử lý tình huống:

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD 7 ( trọn bộ) (Trang 35 - 39)

1. Lan và Hà là đôi bạn thân, Hà có thói quen ăn quà vặt, đụng đâu ăn đó, và bạn cũng ít khi rửa tay sạch trước khi ăn. Nếu em là Lan, em sẽ khuyên Hà như thế nào để giữ gìn sức khoẻ?

2. Tuấn rũ Nam chiều học xong đến quán cà phê nghe nhạc. Đến nơi, Tuấn liền rũ Nam hút thuốc. Nếu em là Nam em sẽ làm gì trong tình huống này?

Hoạt động 5:

DẶN DÒ: - Học lại các bài 1-5, tiết tới trả bài.

Tiết: 16 THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ

THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNGI. MỤC TIÊU BÀI HỌC: I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nêu được quy tắc chung về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

- Giải thích được một số quy định cụ thể về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường sắt.

2. Kĩ năng:

- Biết chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ và biết cách xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan đến nội dung bài học.

- Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác liên quan đến nội dung bài học.

- Thực hiện nghiêm chỉnh và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện những quy định trên.

3. Thái độ:

- Tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông.

- Ủng hộ nhnữg việc làm tôn trọng luật lệ và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ an toàn giao thông.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Đàm thoại, thảo luận, đặt vấn đề, xử lí tình huống.

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Sách Giáo dục trật tự an toàn giao thông (phần mềm). - Luật Giao thông đường bộ năm 2001.

- Tranh.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:1. Ổn định tổ chức: Trật tự, sĩ số. 1. Ổn định tổ chức: Trật tự, sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ.

- Sống giản dị là gì? Ý nghĩa. - Trung thực là gì? Ý nghĩa. - Tự trọng là gì? Ý nghĩa.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: GIỚI THIỆU BÀI

Ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của đất nước kéo theo hệ quả là: Sự gia tăng nhanh của các loại phương tiện giao thông, nhất là xe gắn máy. Điều này dẫn đến hiện tượng là các tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều. Vậy, làm thế nào để hạn chế những tai nạn giao thông? Chúng ta đi vào bài học.

TÌM HIỂU HỆ THỐNG BÁO HỆ ĐƯỜNG BỘ. - Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm

những gì?

* Lưu ý: Biển báo giao thông: BB cấm, nguy hiểm, hiệu lệnh, phụ, chỉ dẫn.

- Ý nghĩa của từng loại tín hiệu trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.

1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm có:

- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

- Tín hiệu đèn giao thông.

- Biển báo giao thông đường bộ. - Vạch kẻ đường.

- Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ. - Hàng rào chắn.

* Ý nghĩa của các loại tín hệ trên: (HS liên hệ thực tế tự rút ra nội dung)

Hoạt động 3

TÌM HIỂU NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐI ĐƯỜNG. - Nêu những trường hợp đi xe đạp đúng

pháp luật?

- Nêu những trường hợp đi xe đạp không đúng pháp luật?

2. Những quy định về đi đường:a. Đối với người đi xe đạp: a. Đối với người đi xe đạp:

- Người dưới 12 tuổi không được điều khiển xe đạp người lớn.

- Những quy định cấm: (HS tự rút ra nội dung).

- Nêu những trường hợp đi xe gắn máy đúng pháp luật?

- Nêu những trường hợp đi xe gắn máy không đúng pháp luật?

b. Đối với người đi xe gắn máy:

- Người dưới 15 tuổi không được điều khiển xe gắn máy.

- Người từ 15-dưới 18 tuổi được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm2 .

- Những quy định cấm: (HS tự rút ra nội dung).

Hoạt động 3

CỦNG CỐ BÀI HỌC, KHẮC SÂU KIẾN THỨC

III. BÀI TẬP:

* Tìm ra lỗi của Hùng đi xe đạp:

1. Chở em trai 8 tuổi phía sau.

2. Chạy xe lên vĩa hè (đường dành cho người đi bộ). 3. Điều khiển xe đạp buông cả hai tay.

4. Rẽ trái đột ngột không báo trước. 5. Chạy bên phải theo hướng đi.

Hoạt động 5: DẶN DÒ

- Học bài 4,5,6 chuẩn bị ôn thi học kì I. -

Tiết: 17 ÔN TẬP HỌC KÌ II. MỤC TIÊU BÀI HỌC: I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được những nội dung chủ yếu của chương trình GDCD lớp 7 ở học kì I (gồm 11 bài).

- Học sinh nắm được cấu trúc một đề thi và biết cách làm bài thi đạt chất lượng tốt (làm đúng, sạch đẹp, rõ ràng).

- Nắm được cách làm một số dạng trắc nghiệm.

2. Kĩ năng:

- Biết làm một số dạng trắc nghiệm.

- Biết cách tự học ở nhà sao cho đạt kết quả tốt.

3. Thái độ:

Ý thức đạt tầm quan trọng của việc thi học kì. Từ đó, có thái độ tự học nghiêm túc ở nhà.

II. PHƯƠNG PHÁP:

Hệ thống, nêu gương, rút kinh nghiệm, hỏi đáp.

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

Sách giáo khoa, đề thi tham khảo.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:1. Ổn định tổ chức: Trật tự, sĩ số. 1. Ổn định tổ chức: Trật tự, sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ.

- Học sinh bắt thăm câu hỏi, trả lời.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1

GIỚI THIỆU BÀI

Vậy là chúng ta đã học xong nội dung chương trình môn GDCD lớp 7 ở học kì I. Hôm nay, chúng ta sẽ hệ thống lại những nội dung mà các em đã học, đồng thời, thầy cũng giới thiệu với các em cấu trúc một đề thi môn GDCD như thế nào, đặc biệt hơn là các em biết cách làm cho đúng một số dạng đề trắc nghiệm.

Hoạt động 2:

HỆ THỐNG LẠI NHỮNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC. Chúng ta đã xong bao nhiêu bài? Đó là

những bài học nào?

Ở mỗi bài học chúng ta có những nội dung nào đáng chú ý?

(Cấu trúc bài học ở môn GDCD thường có ba phần: Hệ thống các bài học ở học kì I: 1. Sống giản dị. 2. Trung thực. 3. Tự trọng. 4. Đạo đức và kỉ luật. 5. Yêu thương con người. 6. Tôn sư trọng đạo.

1. Khái niệm. 2. Ý nghĩa.

3. Trách nhiệm của công dân (rèn luyện)).

Dựa vào cấu trúc đó, các em về nhà tự học, lưu ý các khái niệm thì chúng ta không được sửa lại, học thuộc y như thế còn các phần 2, 3 thì các em có thể trình bày theo ý mình, miễn sao đúng là được.

7. Đoàn kết tương trợ. 8. Khoan dung.

9. Xây dựng gia đình văn hoá.

10.Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 11.Tự tin.

_____________________________

Hoạt động 3:

GIỚI THIỆU CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ CÁC DẠNG TRẮC NGHIỆM. - Một đề thi GDCD thường gồm có

những phần nào?

- Khi gặp dạng đề trắc nghiệm chọn câu đúng nhất em sẽ làm như thế nào cho đúng? (chỉ chọn một phương án, nếu chọn hai phương án trở lên là phạm luật). - Khi gặp dạng đề trắc nghiệm chọn

đúng/sai, em sẽ làm như thế nào cho

đúng (tuỳ yêu cầu đề bài mà đánh dấu x vào  hoặc điền Đ/S cho đúng).

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD 7 ( trọn bộ) (Trang 35 - 39)