V. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐA
2. Ðánh giá tiềm năng đất đai theo từng loại đất, mục đích sử dụng
2.2. Tiềm năng đất nôn g lâm nghiệp
Đất nông nghiệp của Thành phố chịu áp lực cao của quá trình đô thị hóa, cũng như ảnh hưởng chất thải công nghiệp và sinh hoạt, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm trong những năm quy hoạch. Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như: khí hậu, tính chất hóa học và lý học của đất. Ngoài ra còn phụ thuộc vào những điều kiện về chế độ thủy triều, khả năng tưới tiêu, địa hình; hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp (giống, giao thông nông thôn, thủy lợi...), vốn, lao động cũng như các yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó việc bố trí hợp lý cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo mùa vụ tác động không nhỏ đến năng cao giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp.
Trong tổng số diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất nhiễm phèn chiếm tỷ lệ cao 38% và phần lớn đất đai có tính màu mỡ, phì nhiêu thấp, kén chọn cây trồng. Đã có nhiều mô hình ứng dụng phương thức sản xuất tiên tiến với giống mới đạt hiệu quả kinh tế cao trên các vùng đất phèn (dứa cayen, nuôi cá sấu), vùng đất mặn (nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh), trồng hoa, cây cảnh...
2.2.1. Tiềm năng đất trồng cây hàng năm
Ðây là loại hình sử dụng đất đa dạng, có thể thích nghi trên diện rộng, tập trung chủ yếu ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và các quận 2, 9 và quận Bình Tân. Tổng diện tích tiềm năng khoảng 48.000 ha, trong đó diện tích đất thích nghi đối với loại hình trồng lúa, màu là 37.500 ha; diện tích đất thích nghi trồng cây hàng năm còn lại khoảng 10.500 ha.
Tuy vậy năng xuất lúa của Thành phố rất thấp so với các tỉnh (bình quân chỉ đạt 3,3 – 3,5 tấn/ha/vụ). Cần thiết nên đầu tư để xây dựng một số vùng chuyên xản xuất lúa giống chất lượng cao, hình thành vùng sản xuất giống của khu vực (theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VII, lần thứ VIII); chuyển đổi cây lúa để trồng các loại cây khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất gấp nhiều lần so với trồng lúa như rau, cây cảnh, nuôi thủy sản...; nhân rộng mô hình sản xuất công nghệ cao đã có
2.2.2. Tiềm năng đất trồng cây lâu năm
Tổng diện tích tiềm năng thích nghi trên địa bàn Thành phố khoảng 30.800 ha. Trong đó diện tích thích nghi đối với đất trồng cây ăn trái 9.000 ha, tập trung ven sông Sài Gòn (Hóc Môn, Củ Chi, Quận 12, Thủ Ðức), ven sông Ðồng Nai (Quận 9), ven Kênh Thầy Cai - An Hạ (Hóc Môn, Bình Chánh), đất ven biển Long Hòa, Cần Thạnh (Cần Giờ) và phân tán trong khu dân cư nông thôn. Diện tích thích nghi đối với cây công nghiệp lâu năm (cao su) khoảng 3.000 ha phân bố chủ yếu ở huyện Củ Chi.
2.2.3. Tiềm năng đất lâm nghiệp
Từ nay đến năm 2010, tiềm năng đất đai để phát triển lâm nghiệp rất lớn đói với cây rừng vùng trũng thấp, phèn mặn (khu vực huyện Cần Giờ, Nhà Bè), vùng đất phèn (ven kênh Thầy Cai, An Hạ thuộc huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh), thực vật đặc trưng của vùng Đông Nam bộ (vùng cao huyện Củ Chi, quận 9).
2.2.4. Ðất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
Toàn Thành phố có khoảng 9.500 - 10.000 ha đất có mặt nước đang nuôi thủy sản đạt năng xuất cao. Một số diện tích đất đang trồng lúa có năng suất thấp, thuộc các chân ruộng phèn, mặn, sản xuất kém hiệu quả có thể chuyển đổi và cải tạo thích nghi cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó vùng nước ngọt khoảng 1.000 - 2.000 ha và vùng nước lợ mặn 9.000 - 10.000 ha. Diện tích loại đất này phân bố chủ yếu các huyện Cần Giờ, Nhà Bè (thích nghi thủy sản nước lợ, mặn), huyện Củ Chi, Bình Chánh và các quận huyện khác, chưa kể vùng bãi bồi ven biển (nuôi nghêu, sò), mặt nước các sông rạch lớn (nuôi bè, lồng).
Ðây là tiềm năng to lớn có thể khai thác để nuôi trồng các loại thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao như các loại tôm, cua, nhuyễn thể nước mặn và nước ngọt.