- Các huyện: 113 dự án, với tổng diện tích là 1.513 ha.
3. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
Theo số liệu tổng hợp của Hội đồng Thẩm định Bồi thường Giải phóng mặt bằng thành phố, từ năm 2000 đến năm 2004 tình hình bồi thường giải phóng mặt bằng (không bao gồm các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận/huyện phê duyệt) như sau:
Bảng 2.13. Số liệu tổng hợp về tình hình bồi thường giải phóng mặt bằng (2000-2004)
Năm Số phương án thẩm định Số diện tích thu hồi và bồi
thường (m2) Số hộ bị ảnh hưởng Tổng dự toán chi phí bồi thường (đồng) Tổng số hộ Trong đó giải toả toàn bộ 2000 15 347.244 1.759 96 112.759.694.079 2001 95 9.126.661 13.642 2.452 3.655.261.539.720 2002 96 16.914.975 13.369 5.128 4.136.618.433.279 2003 89 10.717.582 9.569 5.211 1.868.600.851.781 2004 117 23.096.612 15.514 7.127 2.527.267.749.070 Tổng cộng 412 60.203.074 53.853 20.014 12.300.508.267.929
Trong giai đoạn này, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ và Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 1998 của Bộ Tài chính :
- Theo đó, Thành phố sử dụng Bảng giá các loại đất ban hành năm 1995 và nhân với hệ số K theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP để tính bồi thường được xác định tương đối phù hợp với giá thực tế chuyển nhượng trung bình, phổ biến của từng vị trí khu vực đất tại thời điểm thu hồi đất, có cân đối với mặt bằng giá bồi thường đang áp dụng ở các dự án đầu tư của Nhà nước trên cùng địa bàn, trong cùng thời điểm.
- Mức giá đất ở để tính bồi thường cao nhất ở thành phố, tại khu vực trung tâm quận 1 là 43.200.000 đ/m2 (dự án đầu tư cải tạo và mở rộng khách sạn Bến Thành – Rex), trung bình là 3.000.000 đ – 5.000.000 đ/m2 và thấp nhất là 300.000đ – 500.000 đ/m2 (vùng xa thuộc huyện ngoại thành).
- Mức giá đất nông nghiệp tính bồi thường cao nhất ở Thành phố là 250.000đ – 300.000 đ/m2, trung bình 100.000đ – 200.000 đ/m2 và thấp nhất là 30.000đ - 50.000 đ/m2 (vùng xa thuộc huyện ngoại thành). Đất nông nghiệp xen kẽ khu dân cư tập trung có giá bồi thường cao hơn, từ 150.000đ đến 1.300.000 đ/m2 tuỳ vị trí khu vực đất.
- Mức giá bán nhà ở, đất ở tái định cư được xác định theo nguyên tắc không cao hơn đơn giá đất ở để tính bồi thường nơi cũ, để đảm bảo cho người bị ảnh hưởng có được chỗ ở mới và ổn định cuộc sống. Các trường hợp khó khăn (do nhà nơi cũ thuộc hẻm nhỏ, sâu, thuộc trường hợp phải trừ nghĩa vụ tài chính khi tính bồi thường, hỗ trợ, hoặc diện tích sử dụng ít) sẽ được cho thuê nhà, mua nhà trả góp.
- Cũng trong giai đoạn này, từ tháng 3 năm 2003 Ủy ban nhân dân Thành phố đã ký quyết định số 31/2003/QĐ-UB phân cấp cho Ủy ban nhân dân quận, huyện thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường của một số loại dự án, đồng thời chủ trương thành lập Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện để tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án trên địa bàn quận, huyện (đến tháng 2/2005 đã có đủ 24 Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận, huyện).
3.2. Giai đoạn từ năm 2005
- Năm 2005 là năm triển khai thực hiện các Nghị định mới của Chính phủ và Thông tư các Bộ, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003. Tuy nhiên, trong năm này ở Thành phố vẫn tiếp tục thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn dở dang ở các dự án trọng điểm có quy mô lớn đã triển khai trước đây (như Dự án Khu Công nghệ cao Thành phố tại quận 9 với 913 ha đất thu hồi/ 3.212 hộ bị ảnh hưởng; Dự án Khu Công viên lịch sử - Văn hoá Dân tộc tại quận 9 với 381 ha/ gần 400 hộ; Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại quận 2 với 607 ha/ hơn 12.000 hộ; Dự án nâng cấp mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi tại quận 3, Phú Nhuận và Tân Bình với 582 hộ; Dự án cầu Thủ Thiêm tại quận 2 và quận Bình Thạnh với hơn 400 hộ; Dự án cầu Phú Mỹ tại quận 2 và quận 7 với 115 hộ; Dự án Nạo vét, cải tạo kênh Tham Lương-Bến Cát- rạch Nước Lên (giai đoạn 1) qua địa bàn 8 quận, huyện với hơn 3.100 hộ; Dự án Thủy lợi Bờ hữu ven sông Sài Gòn; các Dự án nâng cấp đô thị trên địa bàn nhiều quận, huyện; Dự án xây dựng đường Xuyên Á và các nút giao thông; kể cả Dự án xây dựng Đại lộ Đông – Tây Thành phố trên địa bàn 8 quận, huyện vẫn còn tồn tại một số trường hợp ở một số địa bàn quận, huyện cụ thể còn 244/6.795 trường hợp)…
3.3. Đánh giá việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng.
3.3.1. Những thuận lợi và kết quả đạt được
đất ngày càng hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu quản lý của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển.
- Ủy ban nhân dân Thành phố đã mạnh dạn, ban hành cơ chế chính sách để áp dụng phù hợp với tình hình thực tế tại thành phố, căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành bảng giá đất số 316/2004/QĐ-UB ngày 24 tháng 12 năm 2004 và số 227/2005/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2005, tuy nhiên bảng giá đất này thấp hơn nhiều so với giá thị trường nên khi tiến hành bồi thường, Thành phố đã tính thêm phần hỗ trợ để phù hợp với giá thị trường (dự án mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa giá bồi thường là 30.000.000 đồng/m2 trong khi bảng giá đất Thành phố quy định là 12.500.000 đồng/m2, dự án xây dựng cầu Phú Mỹ giá bồi thường là 6.500.000 đồng/m2 trong khi bảng giá đất Thành phố quy định là 3.500.000 đồng/m2).
Ngoài ra, tại khu vực đô thị hóa, Thành phố đã cho áp dụng phương thức hoán đổi đất đất nông nghiệp lấy đất ở đã đầu tư cơ sở hạ tầng tại các dự án kinh doanh nhà ở với tỷ lệ hoán đổi từ 10% đến 15% (tại Quận 2 tỷ lệ hoán đổi đất trồng cây hàng năm là 10%, đất trồng cây lâu năm là 13,5%, tại huyện Bình Chánh tỷ lệ hoán đổi đất trồng cây hàng năm là 8%, đất trồng cây lâu năm là 12%). Phương thức hoán đổi đất nông nghiệp lấy đất ở chưa được quy định trong các Nghị định của Chính phủ nhưng trong thực tế áp dụng đã nhận được sự đồng tình của người dân và nhà đầu tư.
- Có sự quan tâm của Đảng, Thành ủy có Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo.
- Chính quyền các cấp cùng với Mặt trận và các Đoàn thể cùng phối hợp, hình thành bộ máy tổ chức thực hiện, có sự tham dự của đại diện những người bị ảnh hưởng và nhà đầu tư.
- Đội ngũ những người làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ngày càng được tăng cường, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Trình tự tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ngày càng chặt chẽ, hợp lý hơn.
- Việc tổ chức tái định cư ngày càng được quan tâm với mục tiêu tạo chỗ ở mới, cuộc sống nơi mới bằng và tốt hơn nơi cũ đối với những người bị ảnh hưởng.
- Do tính chất phức tạp của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất nên việc xử lý hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người bị thu hồi đất và hài hòa lợi ích trước mắt và lâu dài là rất khó khăn.
- Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại một số nơi trong Thành phố còn lỏng lẻo cùng với tình hình dân nhập cư tự do vào Thành phố mua bán, chuyển nhượng nhà đất không hợp pháp, lấn chiếm, xây dựng không phép cũng làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thêm phức tạp.
- Việc công khai chủ trương, chính sách có nơi, có lúc, có dự án chưa được thực hiện, gây thắc mắc, khiếu nại của người dân.
- Thủ tục pháp lý chưa hoàn chỉnh, tổ chức thực hiện chưa đảm bảo theo trình tự cũng gây vướng mắc khi thực hiện.
- Sự phối hợp giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận và Đoàn thể với các Chủ đầu tư nếu không thường xuyên, gắn bó, đồng bộ và công tác phổ biến tuyên truyền, vận động, giải thích chủ trương, chính sách chưa được quan tâm đúng mức, triển khai ngay từ đầu (không ít trường hợp chỉ triển khai khi có vướng mắc, phát sinh khiếu nại, tố cáo) sẽ làm chậm tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Công tác hướng dẫn tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, mẫu hoá tài liệu, biểu mẫu, hồ sơ bồi thường, kể cả việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa được quan tâm đào luyện, chuẩn hóa đối với quận, huyện và chủ đầu tư.
- Về công tác tái định cư khi thu hồi đất, Thành phố đã triển khai chương trình xây dựng 30.000 căn hộ tái định cư từ năm 2004 (Chỉ thị 24/2004/CT-UB ngày 31 tháng 8 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố), hiện Thành phố đang triển khai 61 dự án với tổng số khỏang 27.350 căn hộ phục vụ tái định cư, tuy nhiên do phải có thời gian xây dựng nên dự kiến đến năm 2007 mới hoàn thành, do đó hiện nay quỹ nhà phục vụ cho tái định cư còn gặp khó khăn nên vừa qua Thành phố đã thực hiện chủ trương mua lại nhà và nền nhà tại các dự án kinh doanh nhà ở để bố trí tái định cư cho các dự án trọng điểm của nhà nước, một số dự án Thành phố đã tổ chức xây dựng khu tạm cư trong thời gian xây dựng hoàn chỉnh nhà tái định cư.
- Công tác giải quyết khiếu nại bồi thường còn chậm, đồng thời cũng chưa kiên quyết, xử lý dứt điểm những trường hợp cố tình không chấp hành quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Việc quy định chủ đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh tự thỏa thuận giá bồi thường với người đang sử dụng đất có thuận lợi hơn là nhà nước không can
thiệp vào giá bồi thường, nhà đầu tư sẽ chủ động thỏa thuận giá bồi thường với người đang sử dụng đất, dự án thường không gặp khiếu nại của dân. Tuy nhiên có một số dự án nhà đầu tư chỉ thỏa thuận được một phần, phần còn lại không thỏa thuận được, nên thường trong các dự án này phần diện tích thỏa thuận còn lại sau cùng có giá rất cao so với thị trường, một số trường hợp không thỏa thuận được dẫn đến dự án bị treo. Đây cũng là nguyên nhân đẩy giá đất tăng cao trong thời gian qua làm ảnh hưởng đến việc bồi thường các dự án của nhà nước.