PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: A Cân cam theo dấu:

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng thực hành môn học Động cơ xăng (Trang 43 - 47)

A. Cân cam theo dấu:

Đây là trường hợp dấu trên cốt máy hoặc bánh răng cốt máy và bánh răng cam đã được cho bởi nhà chế tạo. Chúng ta chỉ cần căn cứ vào các dấu cho sẵn để lắp ráp.

1. Trường hợp bánh răng cam ăn khớp trực tiếp với bánh răng cốt máy:

Ở trường hợp này khi lắp trục cam vào thân máy sao cho dấu trên bánh răng cam phải trùng với dấu trên bánh răng cốt máy.

Kiểm tra: Nếu trong quá trình lắp ráp mà chúng ta thấy nghi ngờ thì kiểm tra như sau: Quay cốt máy cho piston số 1 lên ĐCT, kiểm tra dấu lắp ráp, lúc này hai dấu phải trùng nhau.

2. Trường hợp truyền động bằng sên cam hoặc dây đai:

a) Trục cam bố trí trên nắp máy:

Phương pháp thực hiện như sau:

- Quay cốt máy sao cho dấu ĐCT trên puli trùng với dấu cố định trên thân máy.

- Lắp sên cam hoặc dây đai vào bánh răng cam sao cho dấu trên bánh răng cam trùng với dấu cố định trên nắp máy.

- Siết vít giữ bánh răng cam và điều chỉnh độ căng của sên cam.

b) Trục cam bố trí trong thân máy:

Có hai trường hợp sau đây:

* Xuyên tâm.

Máy hướng vào tâm của bánh răng cam. - Quay cốt máy sao cho dấu trên bánh răng cốt - Lắp sên cam vào bánh răng cam. - Lắp bánh răng cam vào trục cam sao cho dấu trên bánh răng cam hướng về dấu trên bánh răng cốt máy, đồng thời phải đi qua tâm của bánh răng cốt máy.

* Tiếp tuyến:

- Quay cốt máy sao cho then dùng để lắp puli cốt máy hướng lên trên, lúc này dấu trên bánh răng cốt máy sẽ tiếp tuyến với sên cam.

- Lắp sên cam vào bánh răng cam. - Lắp bánh răng cam vào trục cam sao cho dấu trên bánh răng cam tiếp tuyến với sên cam, lúc này dấu trên bánh răng cốt máy cũng tiếp tuyến với sên cam.

Hình 8-2

c) Kiểm tra:

Trong 2 trường hợp trên, khi lắp xong chúng ta kiểm tra như sau: Quay cốt máy cho piston số 1 lên ĐCT, lúc này các dấu ở trên 2 bánh lăng cốt cam và cốt máy phải đúng như trên.

3. Cân cam động cơ Diesel:

Ở động cơ Diesel do bánh răng cam còn dẫn động bánh răng điều khiển bơm cao áp. Vì vậy để bảo đảm sự truyền động chính xác và tăng tuổi thọ của cơ cấu, người ta không dùng sên cam mà dung các bánh răng trung gian.

Trường hợp này trước khi lắp chúng ta phải nhận dạng từng cặp dấu một và lắp giống trường hợp hai bánh răng ăn khớp trực tiếp.

Hình 8-3 * Chú ý:

- Nên kiểm tra dấu cẩn thận trước khi tháo, nếu không có dấu chúng ta dung đột đánh dấu từng cặp riêng biệt.

- Để tránh hiện tượng trùng khớp, số răng trên bánh trung gian lẻ. Do đó khi kiểm tra dấu, chúng ta phải quay rất nhiều vòng.

4. Cân cam xe HonDa:

Phương pháp cân cam xe HonDa cũng giống như phương pháp cân cam ở động cơ nhiều xy lanh trong trường hợp trục cam bố trí trên nắp máy.

a) Xoay Volant cho dấu ĐCT (dấu chữ T) trùng với dấu khuyết trên carter máy.

b) Lắp bánh răng cam vào trục cam sao cho dấu chữ O trên bánh răng cam trùng với dấu chữ V trên nắp máy.

Hình 8-4 * Chú ý:

Để cho công việc lắp ráp nắp máy cân cam nhanh chóng có hiệu quả cao, chúng ta thực hiện các động tác cần thiết khi lắp (xem phần phương pháp lắp nắp máy động cơ xe HonDa).

B. Cân cam không dấu:

Đây là trường hợp bất đắc dĩ mà chúng ta phải thực hiện khi dấu trên bánh răng cam và bánh răng cốt máy không có hoặc có rất nhiều dấu lẫn lộn mà chúng ta không xác định được.

Cơ sở:

Chúng ta căn cứ vào nguyên lý làm việc của động cơ 4 thì: Khi hai xú páp trùng điệp thì piston ở ĐCT.

Phương pháp thực hiện:

1. Lắp cốt máy vào thân máy.

2. Lắp cụm piston thanh truyền của xy lanh số 1 vào cốt máy.

3. Dùng phương pháp nửa chung quay, xác định vị trí ĐCT của piston số 1. Đánh một dấu trên bánh răng cốt máy ngay với một dấu cố định trên thân máy.

4. Lắp trục cam vào than máy.

5. Lắp hai con đội của xy lanh số 1 vào thân máy.

6. Xoay trục cam theo chiều của nó sao cho con đội của xú páp thải vừa đi xuống và con đội của xú páp hút vừa đi lên (lúc này hai xú páp trùng điệp). Đánh một dấu trên bánh răng cam ngay với một dấu cố định khác trên than máy.

7. Trường hợp truyền động bằng sên cam, thì lắp sên cam vào ăn khớp với bánh răng cốt máy và bánh răng cam.

Trường hợp ăn khớp trực tiếp chúng ta thực hiện như sau:

1- Bánh răng cốt máy 2- Bánh răng trung gian 3- Bánh răng cam

4- Bánh răng điều khiển bơm cao áp

Hình 8-5

b) Rút trục cam ra khỏi thân máy.

c) Lắp trục cam vào ăn khớp với bánh răng cốt máy sao cho dấu trên bánh răng cam trùng với dấu đã đánh ban đầu.

d) Xoay cốt máy 2 vòng và kiểm tra lại.

* Chú ý:

Trường hợp cân cam không dấu của động cơ Diesel 2 thì dung xú páp để thải. Để xác định vị trí của trục cam chúng ta căn cứ vào cơ sở sau:

- Góc độ đóng trễ của xú páp thải sau ĐCT.

- Hoặc căn cứ vào góc phun dấu sớm của bơm cao áp.

IV. NHẬN XÉT:

1. Trước khi tháo trục cam rời khỏi than máy, nên quan sát kỹ dấu cân cam. Nếu không có chúng ta đánh dấu để tránh trường hợp phiền phức.

2. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà chúng ta áp dụng một trong các trường hợp trên để cân cam.

3. Chúng ta có thể căn cứ vào thời điểm mở sớm (đóng trễ) của xú páp hút hoặc thải để cân cam, khi không có dấu.

G. PHƯƠNG PHÁP CÂN LỬAI. MỤC ĐÍCH. I. MỤC ĐÍCH.

Cân lửa là chúng ta đặt tia lửa điện cao thế vào các xy lanh của động cơ như thế nào để bảo đảm tia lửa đặt vào phải đúng thì và đúng lúc, nhằm bảo đảm được thực hiệu suất và công suất của động cơ.

II. YÊU CẦU.

1. Trước khi thực hiện phải nắm vừng cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa, để bảo đảm công việc được nhanh chóng, chính xác và tránh hư hỏng các chi tiết.

2. Phải biết sử dụng một số thiết bị như đèn cân lửa, đồng hồ đo góc ngâm điện, đồng hồ tốc độ…

3. Các chi tiết và bộ phận của hệ thống đánh lửa phải bảo đảm thật tốt trước khi thực hiện.

4. Phải nắm được dấu cân lửa trên puli hoặc bánh đà phù hợp với xy lanh nào.

5. Biết được thứ tự công tác của động cơ.

6. Chuẩn bị các dụng cụ thích hợp như cây quay máy, clê đặc biệt tháo và siết Delco.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng thực hành môn học Động cơ xăng (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w