Kiểm tra vít lửa

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng thực hành môn học Động cơ xăng (Trang 39 - 42)

Vit lửa dùng để đóng, ngắt dòng điện sơ cấp. Chúng ta kiểm tra nó như sau:

-Kiểm tra sự cách điện của vít búa

-Trục của vít búa không bị mòn để tránh sự đóng lệch khi làm việc -bề mặt tiếp xúc của vit phải phẳng, không quá mòn, cháy rỗ… -Kiểm tra lò xo của vít búa: khi

lò xo yếu, nó sẽ bị rung mạnh ở tốc độ cao làm cho vít không ngậm được, lúc này tia lửa điện cao thế lúc có lúc

không hoặc mất hẳn. Phương pháp kiểm tra như sau:

-Xoay trục delco sao cho vit ngậm.

-Dùng lực kế kiểm tra như hình vẽ.

Hình 18-10

Khi bề mặt của vit búa vừa tách vit đe, đọc trị số trên lực kế

-So sánh trị số đo được với trị số cho của nhà chế tạo, nếu không đạt thì thay vit mới. Thông thường trị số này nằm trong khoảng 17 ÷ 23OZ

F-Trục delco

Ta lần lượt kiểm tra như sau

-Kiểm tra khe hở dọc: dùng cỡ lá kiểm tra khe hở giữa vỏ trục delco và bánh răng dẫn động.Khe hở này nằm trong khoảng 0,15 đến 0,5mm, nếu lớn hơn điều chỉnh lại khe hở (chêm thêm long đen bằng thép).

-Kiểm tra khe hở giữa trục và bạt thâu: dùng tay lắc trục delco qua lại, nếu trục bị rơ sửa chữa lại khe hở lắp ghép.

*Chú ý

Khi trục bị rơ sẽ làm cho thời điểm vit vừa chớm mở bị sai lệch trong quá trình làm việc

-Kiểm tra độ mòn của cam ngắt điện: khi cam ngắt điện bị mòn sẽ làm cho thời điểm đảnh lửa trong các xi lanh không đều nhau. Kiểm tra độ mòn của cam bằng cách dùng đèn cân lửa (xem phần phương pháp sử dụng đèn cân lửa) hoặc dùng băng thử delco.

G-Bu-gi

-Trong quá trình làm việc bu-gi chịu điện áp và nhiệt độ cao, chịu ăn mòn hoá học và tải trọng lớn. Nhiệt độ làm việc của bu-gi nằm trong khoảng 475 đến 6500C, để đảm bảo khi các phần tử nhớt bắn vào bu-gi, thì nó tự đốt sạch nếu nhiệt độ làm việc bé hơn 475oC (phần sứ cách điện), khi nhớt bám vào phần sứ cách điện sẽ làm cho nó kết thành mụi than, lúc này bu-gi bi rò điện hoặc chết hẳn. Khi nhiệt độ phần sứ cao hơn 650oC, ở cuối quá trình nén sẽ làm cho nhiên liệu tự bốc cháy (cháy sớm) hiện tượng này làm cho công suất và hiệu suất của động cơ giảm. Do đó việc lựa chọn bu-gi khi sử dụng là rất quan trọng. Bu-gi có thể chia làm 2 loại chính: bu-gi nóng và bi-gi lạnh

-Bu-gi nóng là bu-gi có phần sứ cách điện dài (diện tích tiếp xúc với nhiệt lớn và đường truyền nhiệt đến nước làm mát dài), nhiệt dộ của phần sứ khi làm việc rất cao, nó thường được sử dụng cho động cơ có tỉ số nên thấp hoặc đã lên nhớt.

-Bu-gi lạnh là bu-gi có phần sứ cách điện ngắn, nó thường được sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao.

Tuy nhiên để đảm bảo cho sự làm việc tốt của động cơ, khi sử dụng nên theo sự chỉ dẫn của nhà chế tạo

*Chú ý

Ở giữa khoảng bu-gi nóng và lạnh, nó còn được chia như sau: loại hơn nóng, trung bình, hơi lạnh…

Kiểm tra:

1-Kiểm tra bên ngoài: nếu đầu bu-gi bị gãy, sứ cách điện bi nứt, cạnh lục giác bị trơn thì thay bu-gi mới.

2-Phát hiện bu-gi hỏng khi động cơ đang làm việc.

-Ta dùng tuốc nơ vit tì vào đầu bu-gi, và cho thân vit chạm vào mát. -Nghe tiếng nổ động cơ, nếu tốc độ không giảm thi bu-gi bị hỏng.

*Chú ý

Một xi lanh của động cơ không làm việc có thể do xéc măng gãy, sú páp cháy… xác địnhnó bằng cách dùng đồng hồ đo áp suất nén.

3-Nếu bu-gi được tháo ra ngoài, chúng ta quan sát tình trạng bên trong của nó để xem phần sứ cách điện có bể, nứt không và sự mài mòn của các điện cực. Nếu chúng bị hỏng thì thay mới.

a-Nếu phần sứ cách điện có màu đỏ gạch, chứng tỏ động cơ làm việc tốt (tia lửa mạnh, hoà khí đúng, áp suất nén càng tốt…)

b-Nếu bu-gi bám nhiều mụi than (đóng chấu do động cơ bị lên nhớt hoặc sử dụng bu-gi không đúng loại)

c-Nếu bên trong bu-gi bám nhiều khói đen, do quá trình cháy của động cơ không trọn vẹn.

d-Nếu bu-gi có màu trắng xám là do thiếu xăng

5-Điều chỉnh

Sau một khoảng thời gian sử dụng (khoảng 5000km) nên điều chỉnh lại khe hở bu-gi. Khe hở bu-gi nằm trong khoảng 0,4-0,7mm tuỳ theo từng loại động cơ

Khi điều chỉnh nên sử dụng dụng cụ chuyên dùng nếu có, để đảm bảo khe hở các bu-gi như nhau

*Chú ý

Sau một khoảng thời gian sử dụng, điện cực bìa của bu-gi bọ lõm. Do đó nếu không chú ý thì khe hở điều chỉnh sẽ bị sai.

6-Một vài chú ý

-Khi lựa chọn bu-gi cần phải chú ý đường kính, phần ren và chiều dài phần ren của lỗ nắp máy.

-Khi vặn bu-gi vào nắp máy nên vặn bằng tay, sau đó mới xiết để tránh làm hỏng ren.

-Khi tháo bu-gi tránh đặt cần síêt lệch một bên làm gãy bu-gi

-Khi lắp cần chú ý long đen làm kín. Tuy nhiên ở một số động cơ lỗ để lắp bu- gi có dạng côn, trường hợp này không dùng long đen nhưng phần thân bu-gi tiếp xúc với lỗ cũng phải có dạng côn phù hợp.

Hình 18-11 H-Kiểm tra bộ đánh lửa sớm

Bộ đánh lửa sớm li tâm và chân không được kiểm tra bằng bảng thử delco hoặc dùng đèn cân lửa.

IV-NHẬN XÉT

1-Để cho công việc kiểm tra, sửa chữa đạ được yêu cầu, thì chúng ta phải nắm vững phương pháp và biết sử dụng một sô thiết bị cần thiết

2-Hiện nay để công việc sửa chữa được chính xác và mau lẹ, người ta sử dụng các thiết bị đo như: máy đo dao động, bảng thử delco, máy kiểm tra tụ điện, bobine, đo góc ngậm điện…

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng thực hành môn học Động cơ xăng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w