A-Contact
Về mặt nguyên tắc, contact ở động cơ xăng có 4 cọc: -Cọc Bat: là cọc lấy điện dương từ accu
-Cọc Ign: cung cấp điện cho hệ thống đánh lửa
-Cọc Acc: cung cấp điệncho các hệ thống phụ
-Cọc St: cung cấp điện đến rơ le của đề. Sau một khoảng thời gian làm việc contact có thể bị hư hỏng. Chúng ta có thể dùng một bình accu và một vốn để kiểm tra.
Hình 18-2
Chú ý: Không nên sử dụng đồng hồ đo điện trở dể kiểm tra. Bởi vì có trường hợp khi đo nó không thông mạch, nhưng khi sử dụng thì mạch lại thông.
B-Điện trở phụ
Dùng đồng hồ đo điện trở để kiểm tra, sau đó so sánh với trị số cho của nhà chế tạo. Nếu không đạt yêu cầu thì thay mới.
C-Kiểm tra bobine
1-Dùng đồng hồ đo điện trở
a-Kiểm tra điện trở điện cuộn sơ cấp
Dùng đồng hồ đo diện trở và kiểm tra như hình vẽ. So sánh trị số đo được với thông số cho của nhà chế tạo, nếu sai lệch thì thay bobine mới.
b-Kiểm tra điện trở cuộn thứ
Kiểm tra như hình vẽ. Nếu trị số điện trở khi đo sai lệch với trị số cho của nhà chế tạo, thì thay bobine mới
Dùng vôn kế để kiểm tra độ sụt áp như hình vẽ. Trongcả hai trường hợp khi kiểm tra, thì điện áp phải xấp xỉ 12v (nếu điện áp khi đo bé hơn 12v thì phải kiểm tra lại đường dây và các mối nối)
2-Dùng accu và tụ điện
Đây là bước kiểm tra sự phóng điện của bobine. Để đảm bảo công việc kiểm tra được chính xác thì tụ điện và accu phải đạt yêu cầu.
Chúng ta căn cứ vào nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa thường để kiểm tra sự phóng điện (xem sơ đồ)
Sơ đồ đầu dây như sau:
a-Dùng dây dẫn nối+accu với + của bobine
b-Đầu dây ra của tụ nối với-bobine và võ tụ nối với-accu
c-Đề đầu dây cao thế của bobine cách mát khoảng 12mm hoặc theo sơ đồ d-Dùng một sợi dây dẫn, một đầu nối với bobine, đầu còn lại chúng ta thực hiện như sau: dùng tay quẹt nhanh vào ám accu, nếu có tia lửa điện phóng mạnh ra mát thì bobine tốt.
*Chú ý
Nếu trường hợp không có tụ điện chúng ta vẫn kiểm tra như sơ đồ trên (không có tụ và các đường dây bắt tụ). Nhưng đầu dây cao áp phải để cách mát một khoảng từ 2 đến 3mm.
Hình 18-4
Hình 18-5
D-Kiểm tra tụ điện
Tụ điện được sử dngj trong hệ thống có điện dung khoảng 0,18-0,25µf và điện áp làm việc có thể đến 400v. Phương pháp kiểm tra như sau:
1-Dùng ôm kế
Dùng thang R x 100 để kiểm tra như hình vẽ. Ta có các trường hợp sau:
a-Kim đồng hồđi lên rồi chỉ một giá trị nào đó. Trường hợp này tụ bị hỏng do ngắn mạch
b-Kim đồng hồ đi lên, sau đó trở về không hết. Trường hợp này tụ bị hỏng do bị rò
c-Kim đồng hồ đi lên, sau đó trở về vị trí ban đầu (R = ∞). Trường hợp này tụ tốt.
Hình 18-7
Chú ý
-Không được dùng tay chạm vào các đầu dây khi kiểm tra -Nếu muốn kiểm tra thì ta phải trở đầu dây đồng hồ khi đo
2-Dùng dòng điện xoay chiều 220v
Để tránh ngắn mạch khi tụ hỏng, khi kiểm tra nên dùng bóng đèn. Phương pháp như sau:
a-Kiểm tra tụ như hình vẽ, nếu đèn sáng bình thường thì tụ hỏng b-Kiểm tra sự phóng điện
-Một đầu dây kiểm tra được tì vào võ của tụ điện. Đầu dây còn lại chúng ta quẹt vào đầu dây của tụ từ 3 đến 4 lần cho tụ tích điện.
-Cho đầu dây của tụ chạm vào vỏ. Nếu thấy có tiếng nổ và tia lửa màu xanh thì tụ tốt.
Hình 18-8
Hình 18-9 3-Dùng đồng hồ chuyên dùng
Đồng hồ này chuyên dùng để kiểm tra tụ điện, nó kiểm tra sự rò điện và đo trị số điện dung cụ thể