Yếu tố kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ (Trang 60 - 62)

- Ngày nay hầu như tất cả các công ty đều bị lệ thuộc vào sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật. Những công ty dẫn đầu về kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thường chiếm thế chủ động trong cạnh tranh và tấn công thị trường bằng những giải pháp kỹ thuật giải quyết những vấn đề phát sinh.

- Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu xây dựng các bồn bể chứa ngày càng hiện đại với hệ thống công nghệ xuất nhập bán tự động của các kho chứa…

- Thêm vào đó thì sự tiến bộ của công nghệ đã giúp cho công tác kiểm định chất lượng ngày càng được nâng cao, tiết kiệm thời gian, công sức và mang lại hiệu quả cao.

- Trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, tiết giảm mọi nguồn chi luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp do đó việc ứng dụng công nghệ thông

tin vào quá trình sản xuất – kinh doanh không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn gia tăng doanh số doanh nghiệp…

- Công nghệ thông tin đã giúp các doanh nghiệp xử lý số liệu nhanh chóng bằng những phần mềm được viết sẳn theo yêu cầu riêng của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống mạng đã giúp công việc truyền dẫn số liệu luôn mang lại hiệu quả cao mà còn tiết kiệm được thời gian và chi phí.

4.3.1.2 Môi trường tác nghiệp a) Đối thủ cạnh tranh a) Đối thủ cạnh tranh

- Đối thủ cạnh tranh của công ty trước ngày 01/01/2004 được chia làm 2 nhóm chính: nhóm đối thủ thuộc các công ty quốc doanh và nhóm thứ hai là doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất kinh doanh. Nhưng kể từ ngày 01/01/2004 thì Quyết định 1505/QĐ-BTM về quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu được áp dụng do đó các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có mã số thuế, giấy phép đăng ký doanh đều phải ký kết hợp đồng làm Tổng đại lý hoặc đại lý cho các công ty quốc doanh. Như vậy, với quyết định trên thì các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xăng dầu đã chuyển thành Tổng đại lý hoặc đại lý của các đối thủ cạnh tranh.

- Hiện tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ có các đối thủ cạnh tranh có quy mô lớn và chiếm lĩnh một thị phần đáng kể ở khu vực ĐBSCL như:

+ Công ty cổ phần dầu khí Petromekong, thị phần chiếm 24%

+ Chi nhánh công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp- Petimex: bắt đầu đi vào hoạt động năm 1995, hiện nay chiếm giữ 18% thị phần.

+ Chi nhánh công ty dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh – Saigonpetro: có mặt tại Cần Thơ tháng 5/1999. Hiện tại thì công ty này chiếm khoảng 10% thị phần.

- Tổng hợp thị phần kinh doanh xăng dầu tại ĐBSCL (Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Petrolimex Tây Nam Bộ 35% PetroMekong 24%

Petimex 18% SaigonPetro 10%

GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 108 SVTH: Trương Thị Hương Lan

Hình 15 : Biểu đồ biểu diễn thị phần kinh doanh xăng dầu tại ĐBSCL

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ (Trang 60 - 62)