d) Đối với mặt hàng mazut
4.2.1 Phân tích các tỷ số thanh toán
Phân tích khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn l à xem xét tài sản
lưu động của doanh nghiệp có đủ để trang trải các khoản nợ trong ngắn hạn hay không? Từ đó có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Từ Bảng cân đối kế toán của 3 năm 2006 - 2008 ta tính toán các tỷ số về khả năng thanh toán như sau:
Bảng 19: CÁC TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008
(1) Tài sản lưu động Triệu đồng 435.240 780.945 474.533 (2) Nợ ngắn hạn Triệu đồng 361.420 740.856 467.240 (3) Hàng tồn kho Triệu đồng 256.595 597.602 51.800 (4) Tiền và tương đương tiền Triệu đồng 7.940 12.509 19.832 Tỷ số thanh toán hiện hành (1)/(2) Lần 1,20 1,05 1,02 Tỷ số thanh toán nhanh (1-3)/(2) Lần 0,49 0,25 0,90 Tỷ số thanh toán tức thời (4)/(2) Lần 0,02 0,02 0,04
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính
Tỷ số thanh toán hiện hành (tỷ số lưu động)
Tỷ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán hiện thời của công ty là cao hay thấp.
Năm 2006, tỷ số này có giá trị là 1,2 lần có nghĩa là vốn lưu động của công ty có khả năng thanh toán gấp 1,2 lần số nợ cần thanh toán, hay 1 đồng nợ có 1,2 đồng vốn của công ty có khả năng đảm bảo chi trả. Năm 2007 tỷ số này giảm 0,15 lần so với năm 2006, chỉ đạt 1,05 lần, năm 2008 chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống còn 1,02 lần; nguyên nhân là do tài sản lưu động ở năm 2008 giảm. Mặc dù, chỉ tiêu này giảm qua các năm nhưng con số giảm chưa đáng kể. Từ chỉ tiêu này ta thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của doanh nghiệp khả quan.
Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. Mặc dù hàng tồn kho cũng là một lọai tài sản lưu động nhưng tính
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 94 SVTH: Trương Thị Hương Lan
thanh khoản của nó thấp so với các loại tài sản lưu động khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị tài sản lưu động khi tính tỷ số thanh toán nhanh.
Ở thời điểm năm 2006, khả năng thanh toán của công ty là 0,49 lần, tức là một đồng nợ ngắn hạn có 0,49 đồng vốn bảo đảm. Tỷ số thanh này năm 2007 là 0,25 lần giảm 0,24 lần so năm do nợ ngắn hạn tăng lên quá nhiều. Nhưng đến năm 2008 con số này tăng trở lại đạt 0,9 lần, và tăng 0,64 lần so năm 2007.
Tỷ số thanh toán nhanh cũng như tỷ số lưu động, nếu như giá trị của tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng lớn, tỷ số này thường biến động từ 0,5 – 1 lần, ở mức biến động này doanh nghiệp có khả năng đảm bảo trả nợ khi đến hạn, nếu nhỏ hơn 0,5 lần thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ lúc cần thiết.
Từ bảng phân tích trên ta thấy, khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm tăng qua các năm nhưng ở năm 2008 thì tỷ số này đã tăng lên 0,9 lần chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty đã khả quan hơn. Tuy nhiên, nhìn chung qua 3 năm giá trị tỷ số này đều nhỏ hơn 1, đây là một tiềm ẩn mất khả năng thanh toán các món nợ ngắn hạn.
Tỷ số thanh toán tức thời
Hệ số này đo lường mức độ khả năng đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn.
Vì công ty không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nên giá trị tỷ số này chỉ là tiền và các khoản tương đương tiền trên nợ ngắn hạn.
Năm 2006, tỷ số thanh toán tức thời của công ty là 0,02 lần, năm 2007 vẫn là 0,02 lần, tức 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0,02 đồng tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo. Đến năm 2008 tỷ số này tăng lên 0,04 lần. Qua 3 năm thì tỷ số này là khá thấp, chứng tỏ tiền và tương đương tiền rất ít, tài sản ngắn hạn đa phần là hàng tồn kho và các khoản phải thu, công ty có nguy cơ mất khả năng thanh toán tức thời cao.