- Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, Việt Nam đang phải gánh chịu các loại ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn, chất vi sinh, một số nơi còn ô nhiễm kim loại nặng nhưng tình trạng ô nhiễm nước vẫn là vấn đề đáng lo ngại và nổi trội trong thời gian gần đây.
- Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
- Bên cạnh yếu tố ô nhiễm môi trường thì vấn đề năng lượng ngày càng khan hiếm đã tác động không nhỏ đến sự hoạt động của các doanh nghiệp. Dầu
GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 106 SVTH: Trương Thị Hương Lan
mỏ và khí đốt là hai nguồn năng lượng đang trở nên cạn kiệt vì nhu cầu tiêu dùng trên thế giới ngày một gia tăng. Các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo cộng đồng quốc tế rằng thời điểm khủng hoảng năng lượng thế giới đang đến gần khi mà các nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt trên thế giới đang cạn kiệt nhanh với tốc độ 4-5% hàng năm.
- Bộ Năng lượng Mỹ dự báo đến năm 2037, nhu cầu dầu mỏ v à khí đốt trên thế giới sẽ lớn hơn khả năng cung cấp, nhưng nhiều nhà khoa học Mỹ và thế giới cho rằng mốc thời gian mà Bộ Năng lượng Mỹ đưa ra là không thực tế vì chưa tính đầy đủ tốc độ gia tăng dân số thế giới và việc sử dụng năng lượng quá lãng phí như hiện nay.
- Thế giới hiện đang sản xuất và tiêu dùng 75 triệu thùng dầu/ngày. Với tốc độ tiêu dùng hiện nay, đến năm 2015, nhu cầu dầu mỏ và khí đốt của thế giới sẽ tăng thêm 2/3, tức cần thêm tới 60 triệu thùng/ngày.
- Các nhà khoa học cho rằng cho dù các giếng dầu ở Iraq được khai thác hết công suất, các mỏ dầu ở Trung Á hoặc Siberi được khai thác với những công nghệ tiên tiến nhất thì sản lượng khai thác tăng thêm cũng chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu tăng thêm của thế giới .