Cách ằng số nước của đất

Một phần của tài liệu Khoa học về đất (Trang 73 - 74)

Trong một loại đất nhất định mỗi loại độ ẩm sau đây sẽ có trị số không đổi hoặc

rất ít thay đổi, cho nên người ta gọi đó là các hằng số nước của đất (hay còn gọi là các giới hạn ẩm đặc trưng trong đất).

10.3.1. Độ ẩm cây héo: Là lượng nước còn lại trong đất khi cây héo (tính theo % trọng lượng đất). Đây là giới hạn dưới của lượng nước hữu hiệu. Có thể chia làm 2 loại:

- Độ ẩm cây héo tạm thời: Là độ ẩm đất mà ở đó cây bị héo tạm thời, nếu cung

cấp thêm nước thì có thể sống lại bình thường.

- Độ ẩm cây héo vĩnh viễn: Là độ ẩm đất mà ở đó cây bị héo và chết hẳn.

Cùng một loại đất thì độ ẩm cây héo tạm thời bao giờ cũng lớn hơn độ ẩm cây héo vĩnh viễn.

Có thể xác định độ ẩm cây héo bằng phương pháp trồng cây hoặc có thể tính gián

tiếp như sau:

+ Độ ẩm cây héo tạm thời: Wch = 1,5 Hymax

+ Độ ẩm cây héo vĩnh viễn: Wch (%) = 0,6 - 0,9 độ ẩm phân tử cực đại.

Độ ẩm cây héo phụ thuộc loại cây trồng, thời kỳ sinh trưởng của cây và thành phần cơ giới đất (đất có thành phần cơ giới nặng thì độ ẩm cây héo cao; cây chịu

hạn tốt thì độ ẩm cây héo thấp). Trong thực tế thì sự chênh lệch về độ ẩm cây héo

nhiều nhất là do thành phần cơ giới đất, còn sự chênh lệch giữa các loại cây trồng

không lớn.

10.3.2. Độ hút ẩm tối đa(còn gọi là nước hút ẩm cao nhất): Là lượng nước lớn

nhất mà đất khô hút được từ không khí bão hòa hơi nước (> 96%), ký hiệu là Hymax.

10.3.3. Độ ẩm hấp phụ tối đa (còn gọi là độ ẩm phân tử cực đại): Là lượng nước lớn nhất mà đất giữ lại được bởi lực hấp phụ của đất.

Độ ẩm hấp phụ tối đa = Hymax + Nước màng.

10.3.4. Độ ẩm mao quản: Là lượng nước đất giữ được trong các ống mao quản

bởi những lực mao quản (kể cả nước mao quản treo và nước mao quản leo).

Độ ẩm mao quản = Độ ẩm đồng ruộng lớn nhất - Độ ẩm cây héo.

10.3.5. Độ chứa ẩm đồng ruộng (hoặc sức chứa ẩm đồng ruộng): Là độ ẩm

biểu thị lượng nước lớn nhất mà đất có thể giữ lại được sau khi đã loại trừ nước

trọng lực (tính bằng %). Người ta có thể phân biệt độ ẩm đồng ruộng làm 2 loại:

* Độ ẩm đồng ruộng bé nhất: Là độ ẩm đồng ruộng mà lúc đó chỉ có nước mao

quản treo, lúc này nước ngầm ở sâu nên không có nước mao quản leo.

* Độ ẩm đồng ruộng lớn nhất (còn gọi là độ ẩm tối đa đồng ruộng): Là độ ẩm đồng ruộng mà lúc đó có cả nước mao quản treo và nước mao quản leo (do mực nước ngầm dâng cao).

Từ độ ẩm đồng ruộng và độ ẩm cây héo ta có thể tính được độ ẩm hữu hiệu:

Có thể xác định liều lượng nước tưới cho tầng đất mặt ở một độ dày nào đó, theo công

thức: M(m3

) = WĐR - W

Trong đó: M: là lượng nước cần tưới; WĐ R là lượng nước tương ứng với độ chứa ẩm đồng ruộng; W là lượng nước đã có trong lớp đất cần tưới).

10.3.6. Độ ẩm bão hòa (hay độ ẩm toàn phần): Là lượng nước lớn nhất đất chứa được khi tất cả các lỗ hổng trong đất đều chứa đầy nước (thực ra còn 5-8% chứa

không khí).

Độ ẩm bão hòa = Độ ẩm đồng ruộng + nước trọng lực. Trạng thái này chỉ tồn

tại trong một thời gian ngắn, vì nước trọng lực sẽ bị di chuyển xuống các tầng đất sâu hơn.

Thông thường người ta thường tính độ ẩm toàn phần bằng độ xốp (nếu tính theo

% thể tích), nếu theo % trọng lượng đất thì độ ẩm toàn phần được tính theo công

thức sau:

Wb (%) = P

D (trong đó: Wb là độ ẩm toàn phần; P là độ xốp; D là dung trọng

đất)

Lượng nước trọng lực: WT = Wb - Độ ẩm đồng ruộng bé nhất.

Một phần của tài liệu Khoa học về đất (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)