Các biện pháp chống xói mòn đất

Một phần của tài liệu Khoa học về đất (Trang 86 - 89)

Trong các vùng nhiệt đới thì biện pháp công trình là rất cần thiết. Chức năng chủ

yếu của công trình là dẫn dòng, ngăn dòng, làm cho nước chảy chậm lại, lưu chứa nước tạm thời hay bố trí dòng chảy làm xói mòn ít nhất,...

Các biện pháp công trình bao gồm:

- Đào mương, đắp bờ trên mặt đất dốc là chia sướn dốc thành nhiều mảnh nhỏ, để phân tán ngăn chặn dòng chảy.

- Đào hố vảy cá: có thể tiến hành ở những nương rẫy đã trồng cây lâu năm, hố

tròn, hoặc nửa tròn, đường kính hố và độ sâu hố tùy thuộc vào loại cây trồng (thông thường người ta đào hố có đường kính 1 - 1,2 m, sâu 40 - 60 cm). Mỗi vành đai hố

cách nhau khoảng 10m, hố trong vành đai này xen kẽ với hố ở vành đai khác.

- Băng chắn nước: có thể xếp đá hoặc cây gỗ thành băng đồng mức để chắn nước

hoặc trồng băng rừng, băng cây phân xanh hoặc để băng cỏ. Tốt nhất là canh tác

theo băng, nghĩa là cứ một băng trồng cây thì một băng chừa lại cây rừng (rộng 30 - 50 cm) hoặc để trồng cây phân xanh.

- Xây dựng bờ vùng bờ thửa. San bằng độ dốc làm thành ruộng bậc thang để có

thể làm ruộng, cấy lúa nước, trên ruộng bậc thang có thể đắp thành các bờ vùng, bờ

thửa và tùy thuộc vào độ dốc mà các loại bờ có độ cao, độ rộng khác nhau.

12.4.2. Biện pháp lâm nghiệp

Là biện pháp có tác dụng rất lớn đến phòng và chống xói mòn. Có thể thực hiện

các biện pháp như sau:

- Triệt để bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng hành lang để hạn chế nước

lũ, phòng hạn, liên quan trực tiếp đến xói mòn.

- Xác định diện tích khai phá, vị trí khai phá cụ thể, hợp lý, chừa rừng đỉnh đồi, băng rừng, tránh khai phá liền khu ở nơi có độ dốc cao.

- Trồng rừng trên đất trọc, trồng rừng bảo vệ sườn đồi dốc, trồng rừng xen với

các cây phân xanh.

- Áp dụng biện pháp Nông - Lâm kết hợp một cách nghiêm ngặt.

12.4.3. Biện pháp nông nghiệp

- Làm đất gieo trồng theo đường đồng mức: Là biện pháp chủ yếu khi sử dụng

đất đồi núi để trồng trọt.

- Che phủ mặt đất: Trồng cây che phủ bằng cách trồng xen, trồng gối, phủ đất

bằng các loại cỏ rác vào mùa mưa. Trồng các cây họ đậu để bổ sung thêm nguồn

chất hữu cơ cho đất.

- Làm mương và ruộng bậc thang: Canh tác trên vùng đồi núi bằng cách làm ruộng bậc thang là biện pháp chống xói mòn tốt nhất.

Ruộng bậc thang là một dải đất nằm ngang hay gần nằm ngang cùng một mức độ

cao chạy cắt ngang sườn dốc, khoảng cách giữa các dải đất này tuỳ thuộc vào độ

dốc, càng dốc thì các dải đất càng hẹp và càng gần nhau. Các dải đất nằm ngang được dùng để canh tác, chúng được giữ bằng các bờ dốc hay mái dốc bằng đất hoặc

bằng đá.

- Bồi dưỡng đất: Cần thường xuyên bón phân đầy đủ cho đất nhằm tạo điều kiện

tác dụng chống xói mòn. Bón phân hữu cơ, bón vôi, tăng lượng mùn cho đất đồng

thời duy trì và cải thiện kết cấu đất, hạn chế xói mòn.

Tăng cường xới xáo làm tơi xốp đất, tăng độ thấm nước của đất, giữ ẩm cho đất,...

* * *

CHƯƠNG 13

CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH CỦA VIỆT NAM

Theo bảng phân loại đất Việt Nam năm 1996, nước ta có tổng diện tích đất tự nhiên là: 33.104.200 ha, trong đó:

- Đất: 31.339.211 ha - Núi đá: 1.026.229 ha - Sông suối 738.760 ha

Một phần của tài liệu Khoa học về đất (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)