Vai trò của nước trong đất

Một phần của tài liệu Khoa học về đất (Trang 70)

G.H.Vuxôki đã ví “nước trong đất như máu trong cơ thể động vật”. Bởi vì nước

có vai trò đặc biệt quan trọng, là yếu tố không thể thay thế được, quyết định sự sống

của tất cả sinh vật trên Trái đất.

10.1.1. Đối với đất

- Nước tham gia vào sự phong hóa đá hình thành đất và di chuyển các chất trong đất tạo ra các tầng trong phẫu diện đất.

- Nước tham gia vào tất cả các phản ứng hóa học xảy ra trong đất.

- Hàm lượng nước trong đất ảnh hưởng đến nồng độ, thành phần chất tan trong

dung dịch đất, từ đó ảnh hưởng đến các tính chất của dung dịch đất như: pH, tính đệm, Eh.

- Nước ảnh hưởng đến trạng thái keo của đất và khả năng trao đổi của nó.

- Nước là nhân tố điều hòa nhiệt và khí trong đất; chi phối các tính chất cơ lý đất như: tính liên kết,tính dính, tính dẻo, tính trương co, độ chặt,...

- Hàm lượng nước chi phối chiều hướng chuyển hóa vật chất trong đất (ngập nước thì yếm khí, khô hạn thì háo khí), từ đó ảnh hưởng đến khả năng cung cấp

thức ăn cho cây và việc tích lũy các chất hữu cơ trong đất.

- Nước liên quan chặt chẽ tới sự hình thành các chất mới sinh trong đất như: kết von, đá ong, glây,..

- Nước còn gây ra sự rửa trôi chất dinh dưỡng, phá vỡ kết cấu và gây xói mòn

đất.

10.1.2. Đối với sinh vật đất

- Mọi sinh vật muốn sống, sinh trưởng phát triển được cần phải có nước; không có nước thì mọi sinh vật đều chết. Thực vật muốn tạo được 1g chất khô cần phải hút

200-1000g nước.

- Nhờ có nước hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất thì cây mới hút được.

- Nước ảnh hưởng đến sự phân bố các quần thể vi sinh vật trong đất: thừa nước

thì vi sinh vật yếm khí phát triển mạnh, khô hạn thì vi sinh vật háo khí chiếm ưu

thế.

Một phần của tài liệu Khoa học về đất (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)