Sự bốc hơi nước của đất

Một phần của tài liệu Khoa học về đất (Trang 74 - 75)

Là một trong các hiện tượng làm mất nước của đất. Sự bốc hơi nước của đất có 2

dạng:

10.4.1. Sự bốc hơi nước vật lý của đất (còn gọi là bốc hơi nước bề mặt):

Sự bốc hơi nước vật lý phụ thuộc những yếu tố sau:

- Tốc độ bốc hơi nước tăng khi độ ẩm đất tăng.

- Nhiệt độ lớp đất mặt càng cao thì nước bốc hơi càng mạnh.

- Cường độ gió càng lớn và thời gian gió thổi càng lâu thì sự bốc hơi càng nhiều.

- Mặt đất lượn sóng, sẫm màu bốc hơi mạnh hơn mặt đất bằng phẳng và nhạt

màu.

- Độ ẩm không khí càng thấp sự bốc hơi nước càng mạnh.

- Mặt đất không được che phủ thì bốc hơi nước nhiều hơn mặt đất được che phủ.

10.4.2. Sự bốc hơi nước sinh học của đất (còn gọi là sự thoát hơi nước của

thực vật):

Là sự bốc hơi nước từ bề mặt lá do nhu cầu sinh lý của cây. Đây cũng là một chi phí nước rất lớn của đất, vì cây cần rất nhiều nước để sinh trưởng phát triển (thực

vật muốn tạo được 1gam chất khô cần phải hút 200 - 1000g nước, có tới 98% lượng nước cây lấy là dùng để thoát hơi nước, chỉ có 2% lượng nước là dùng để cấu thành

năng suất.

Sự đòi hỏi nước của thực vật thường được xác định nhờ hệ số thoát hơi nước

(TK):

TK = Lượng nước thoát hơi bởi thực vật trong thời gian nhất định

Lượng gia tăng chất khô trong thời gian ấy

Hệ số TK phụ thuộc vào từng loại thực vật, vào độ ẩm của đất và phụ thuộc vào

Trong điều kiện ở đồng ruộng, hệ số tiêu hao nước (TH) của đất trên một đơn vị

diện tích được tính theo công thức sau:

TH = Lượng nước bốc hơi vật lý + Lượng nước bốc hơi sinh học

Lượng chất khô thu được từ thực vật

Một phần của tài liệu Khoa học về đất (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)