Cho đến nay người ta thường vẫn dùng các biện pháp canh tác cơ bản để duy trì và cải thiện kết cấu đất. Cụ thể là:
8.6.1. Làm đất:
Làm đất hợp lý là một biện pháp vừa duy trì kết cấu sẵn có, vừa có thể tạo ra cho đất có kết cấu tốt hơn. Cày bừa khi đất “vừa chín”, độ ẩm thích hợp nhất (khoảng
60-80% độ ẩm đồng ruộng) thì đất dễ tơi thành những hạt kết cỡ 5 - 10mm. Nếu đất đang quá ẩm hoặc đã quá khô thì sẽ tạo ra cục hay tảng đất lớn, khó làm và tốn công
làm nhỏ đất.
Áp dụng phương pháp “làm đất tối thiểu” phù hợp với từng loại cây trồng, để giảm
số lần máy móc, nông cụ đi lại trên ruộng, hạn chế đè nén đất và làm cho kết cấu đất bị
phá hủy.
Ở đất trồng màu, việc chăm bón, xới xáo “phá váng” sau những cơn mưa cũng
góp phần làm cho đất có kết cấu tốt.
8.6.2. Tăng cường hàm lượng mùn cho đất bằng cách bón nhiều phân hữu cơ
nhất là phân chuồng; trồng cây họ đậu làm cho đất giàu đạm thêm; nuôi thả bèo hoa dâu ở ruộng lúa nước,...
8.6.3. Cải thiện thành phần cơ giới: Đối với đất quá nặng thì có thể bón cát, bón phân xanh, vùi gốc rạ, làm ải đất,... Còn đối với đất quá nhẹ thì có thể bón thêm đất phù sa, bùn ao, đất đỏ,... hoặc cày sâu dần.
8.6.4. Thực hiện chế độ luân canh, xen canh, gối vụ các loại cây trồng một cách
hợp lý để phục hồi kết cấu cho đất.
Theo Viện lúa quốc tế (IRRI) thì việc thay đổi một vụ màu - một vụ lúa, đã làm
cho năng suất lúa tăng lên 12%, nhờ sau vụ trồng màu kết cấu được phục hồi.
Người ta có thể nuôi giun đất để bón vào ruộng, vừa để tăng lượng phân, vừa để
nâng cao số lượng hạt kết viên cho đất.
Ngoài ra ở các nước tiên tiến người ta còn dùng các hóa chất là những hợp chất
CHƯƠNG 9
MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ CƠ LÝ CỦA ĐẤT