Cácloại xói mòn đất

Một phần của tài liệu Khoa học về đất (Trang 81 - 83)

Xói mòn có thể gây nên bới các yếu tố như gió, nước, trọng lực. Ở nước ta do

nằm trong điều kiện khí hậu gió mùa, lượng mưa tập trung nên hiện tượng xói mòn

do nước xảy ra là chủ yếu, còn xói mòn do gió và trọng lực ít hơn.

12.2.1. Xói mòn do nước

Trong những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm hàng năm có tổng lượng mưa lớn, tập

trên bề mặt đất. Ở những vùng đất dốc hiện tượng nước chảy tràn trên mặt không

những làm mất đi một lượng lớn nước mưa (khoảng 50 - 60%) hàng năm, mà kèm theo đó là việc đất bị xói mòn mạnh, đó là sự thiệt hại nghiêm trọng rất đáng quan

tâm.

Thông thường những thành phần hạt mịn thì lại dễ bị nước đẩy đi, mà ở chúng lại

chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất bị mất đi do xói mòn rất cao. Thí nghiệm của Batic (1983) về xói mòn ở vùng Missouri (Mỹ) cho thấy lượng dinh dưỡng bình quân hàng năm bị mất đi do xói mòn như

sau:

Bảng 8.Hàm lượng dinh dưỡng bị rửa trôi/năm (kg/ha)

Điều kiện trồng trọt N P K Ca Mg S Trồng ngô liên tục 74 20 678 247 93 19 Luân canh: ngô - lúa mì 29 9 240 95 33 7

Anh hưởng của mưa đối với đất có 3 tác động chính:

Làm tách rời các hạt đất.

Va đập và phá hủy các hạt đất.

Vận chuyển các hạt đất bị phá hủy theo các dòng chảy trên mặt đất.

Về nguyên lý, Ellison (1994) đã xác định tác nhân gây xói mòn mạnh mẽ nhất là xung lực hạt mưa đập vào đất làm tách rời các hạt đất. Ông chia quá trình này thành 3

pha như sau:

- Pha 1: Tách các hạt đất ra khỏi khối đất.

- Pha 2: Di chuyển các phần tử bị tách ra đi nơi khác.

- Pha 3: Lắng đọng chúng ở một nơi khác.

Nếu hạn chế được pha 1 thì sẽ không xảy ra pha 2 và pha 3. Do đó các biện pháp tăng cường che phủ mặt đất sẽ trở nên quan trọng nhất.

Hiện tượng xói mòn do nước có các loại sau:

12.2.1.1. Xói mòn bề mặt (Sheet erosion)

Đây là sự di chuyển cả lớp đất mỏng trên một diện rộng. Loại xói mòn này làm cho tầng mùn bị bào mòn dần, các phần tử sét mịn của đất bị cuốn trôi làm cho đất

nhẹ đi về thành phần cơ giới, ở những vùng có độ dốc lớn xói mòn này có thể bóc

hẳn đi cả tầng đất và vỏ phong hóa, làm trồi ra cả lớp đá mẹ lộ thiên.

12.2.1.2. Xói mòn khe, rãnh lớn (gully ersion) (còn gọi là xói mòn tuyến tính)

Xói mòn này do nước tập trung dòng chảy đã đào mòn thành các mương rãnh có

độ sâu và rộng khác nhau. Nguyên nhân là do lúc đầu địa hình mặt đất không bằng

phẳng, có những chỗ trũng và nước đã tập trung lại và tạo ra dòng chảy mạnh khoét

sâu xuống đất tạo thành rãnh nhỏ, từ đó cứ bào mòn dần thành rãnh lớn hơn sau

những trận mưa.

12.2.2. Xói mòn do gió

Tương tự như trường hợp xói mòn do nước gây ra, hiện tượng mất đất do gió

cũng liên quan tới hai quá trình, đó là sự tách rời các hạt đất và vận chuyển mang chúng đi theo gió. Đầu tiên bằng những hoạt động va đập, gió làm tách rời những

phần tử nhỏ từ các hạt hoặc cục đất, sau đó chúng lôi cuốn các hạt này theo gió và tạo ra sức va đập mài mòn lớn hơn. Sau đó tùy thuộc vào sức gió mà các hạt đã bị

tách rời sẽ bị lôi cuốn đi khỏi vị trí ban đầu của chúng, những hạt lớn thì bị lôi cuốn đi một khoảng cách ngắn hơn, còn các hạt mịn (bụi) thì bị cuốn đi xa hơn.

Quá trình xói mòn do gió xảy ra mạnh ở vùng khô và bán khô hạn, còn ở vùng nhiệt đới gió mùa thì ít hơn. Ở miền Trung có một số diện tích đất cát biển thường

xuyên bị gió cuốn đi, phủ lên các cánh đồng, làng mạc gọi là hiện tượng “cát bay”, “cát nhảy”. Tác hại của xói mòn này cũng rất lớn, đã làm thu hẹp diện tích đất canh

tác, lấp các công trình giao thông, một số nhà cửa.

Những nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn do gió là: độ ẩm đất, tốc độ gió, mức độ

gồ ghề bề mặt, các đặc tính của đất (tính liên kết của hạt đất lúc khô, tính bền vững

của lớp đất mặt, tỷ trọng, kích cỡ hạt,...), lớp thảm thực vật và cây trồng che phủ,....

Xói mòn do gió xảy ra mạnh khi có các điều kiện sau:

- Đất bị mất nước khô và nứt nhỏ vụn ra.

- Mặt đất trơ trụi, ít cây cối.

- Cánh đồng đủ rộng và có gió đủ lớn để tạo các luồng gió mạnh.

12.2.3. Xói mòn do trọng lực

Là hiện tượng cả khối đất bị sạt lở hay trượt từ cao xuống thấp do trọng lực.

Nguyên nhân là do những vận động địa chất hoặc trong quá trình hình thành đất đã tạo ra các lớp đất khác nhau, có những khe nứt nhất định và trọng lực lớn nên đất đã bị trượt theo độ dốc. Xói mòn này thường gây ra nguy hiểm đối với các công trình

giao thông, đe dọa đời sống con người và động thực vật.

Một phần của tài liệu Khoa học về đất (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)