0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là một tất yếu khách quan trong cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 25 -26 )

T ổng số giờ máy lm v ià ệc có hiệu lực kế ho ạch

1.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là một tất yếu khách quan trong cơ chế thị trường

trong cơ chế thị trường

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có dủ các yếu tố: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, trong đó tài sản cố định là bộ phận tư liệu lao động quan trọng nhất. Chẳng thế mà ngay từ cuối thế kỷ XI X, Mác đã nhận định “ tài sản cố định là hệ thống xương cốt, cơ bắp của nền sản xuất “. Điều đó có nghĩa là : tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của mỗi doanh nghiệp và của cả nền kinh tế quốc dân. Tài sản cố định biểu hiện chính xác nhất năng lực sản xuất, khả năng tăng năng suất lao động và phát triển nền kinh tế quốc dân.

Kể từ khi máy móc xuất hiện thay thế cho sức lao động của con người và các công cụ lao động giản đơn, xã hội loài người đã tiến những bước đi rất dài. Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển không ngừng và đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong điều kiện hiện nay, nhà xưởng, đất đai không còn chiếm vị trí quan trọng nhất mà đã trở về với ý nghĩa ban đầu là mặt bằng phục vụ sản xuất. Máy móc thiết bị, các dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến.các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ, các bằng phát minh sáng chế mới thực sự là bộ phận cơ sở vật chất kỹ thuật quyết định việc tăng năng suất lao động, giảm giá thành, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, đặc biệt là hiệu quả sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan, nhất là trong nền kinh tế thị

trương, khi mà sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sử dụng lãng phí bất kỳ một yếu tố nào của quá trình sản xuất,nhất là tài sản cố định là doanh nghiệp đã tự làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 25 -26 )

×