0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định về mặt kỹ thuậ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 30 -31 )

T ổng số giờ máy lm v ià ệc có hiệu lực kế ho ạch

1.7.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định về mặt kỹ thuậ

Cơ sở của nhóm biện pháp này là phải sử dụng triệt để công suất thiết kế các loại tài sản cố định hiện có, không để tình trạng có tài sản cố định không sử dụng đến hoặc không sử dụng được; hay dùng không hết công suất thiết kế.

Các biện pháp đưa ra là:

- Khi xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản cố định phải chú ý đến tính đồng bộ của cả dây chuyền và tốc đọ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ; tránh tình trạng tài sản cố định mua về không sử dụng tới hoặc không sử dụng được.

- Tăng cường công tác quản lý tài sản cố định, bao gồm việc đưa ra các chính sách, quy định trong sử dụng, bảo vệ tài sản cố định; hạn chế tác động của con người và môi trường, tránh sử dụng quá công suất và khả năng phục vụ của tài sản cố định. Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý tài sản cố định.

- Xây dựng ké hoạch sản xuất kinh doanh trước mắt, và lâu dài nhằm ổn định sản xuất, làm cơ sở cho kế hoạch hoạt động của tài sản cố định, vừa hoạt động được liên tục, hết công suất, giảm chi phí.

- Tuy nhiên trong cơ chế thị trường chỉ sử dụng tốt tài sản cố định hiện có thì chưa đủ để đạt hiệu quả sử dụng tài sản cố định tối ưu. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm thoả mãn yêu cầu thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp phải luôn luôn theo sát thị trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng ở mức giá hợp lý. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải không ngừng nâng cấp, cải tiến tài sản cố định, đồng thời đầu tư đổi mới tài sản cố định để nó có khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. tạo ra sản phẩm phù hợp. Khi một máy móc thiết bị hay cả một dây chuyền công nghệ đã không còn tạo ra sản phẩm có chất lượng hay sản phẩm do nó tạo ra không tiêu thụ được do chấm dứt chu kỳ sống thì doanh nghiệp phải lập tức đổi mới tài sản cố định. Phản ứng thích hợp của doanh nghiệp là hải có kế hoạch và kế hoạch dự phòng trong sử dụng, đầu tư tài sản cố định; quan trọng nhất là một kế hoạch khấu hao tài sản cố định linh hoạt.

- Nâng cao chất lượng lao động cả về trình độ và tinh thần làm việc băng việc xây dựng kế hoạch giáo dục đào tạo thích hợp, cộng với chính sách khuyến khích vật chất, gắn quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng tài sản cố định.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 30 -31 )

×