Xuất với các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên

Một phần của tài liệu Chương 1 - Những vấn đề lý luận cơ bản về tài sản cố định trong các doanh nghiệp (Trang 43 - 54)

T ổng số giờ máy lm v ià ệc có hiệu lực kế ho ạch

3.4.11. xuất với các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên

Trong quá trình hoạt động, xí nghiệp đã gặp một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế quản lý của nhà nước. xí nghiệp cần đưa ra các đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước và tích cực theo dõi để có biện pháp tháo gỡ kịp thời (giải quyết số tài sản cố định không cần dùng, khoanh không tính thuế vốn đối với số tài sản cố định hình thành từ nguồn viện trợ nhân đạo mà không sử dụng được...)

Kết luận chương 3

Chương 3 là chương trọng tâm của luận văn với những đề xuất kiến nghị đối với xí nghiệp Kim Hà nội, nhằm hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng và đầu tư tài sản cố định trong cơ chế thị trường .

- định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Kim Hà nội giai đoạn 2000 - 2010

- phân tích thuận lợi, khó khăn chủ quan và khách quan của xí nghiệp

- các đề xuất kiến nghị của luận văn đối với xí nghiệp trong phần các đề xuất kiến nghị, luận văn đi theo trình tự: - đối với chủ quan của xí nghiệp

+ xây dựng quan điểm mới về khai thác tài sản cố định trong cơ chế thị trường

+ các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có (bao gồm cả tài sản cố định không dùng và sử dụng triệt để tài sản cố định hữu ích hiện có...)

+ khuyến nghị đối với công tác đầu tư tài sản cố định + các biện pháp liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực - Đối với khách quan

+ đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên

hy vọng với cá giải pháp đồng bộ như vậy có thể góp phần cải thiện công tác quản lý, sử dụng và đầu tư tài sản cố định tại xí nghiệp Kim Hà nội . Kết luận

Xí nghiệp Kim Hà Nội đã thành lập từ rất lâu nhưng đến năm 1986 mới chính thức mang tên xí nghiệp Kim Hà Nội. Chuyển sang cơ chế thị trường, tuy đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức nhưng xí nghiệp đã từng bước khẳng định bản thân và tiếp tục đứng vững. Bên cạnh những khó khăn chồng chất, xí nghiệp cũng có một số thuận lợi như thị trường thiêu thụ sản phẩm kim đang rộng mở, xí nghiệp lại là đơn vị duy nhất sản xuất kim tại Đông Dương. Dù vậy, nhưng để thị trường tiếp tục đón nhận và tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp trong điều kiện cạnh tranh kim ngoại đang tràn vào, xí

nghiệp cũng phải hiện đại hoá máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.

Xí nghiệp Kim Hà Nội phải giải quyết nhiều vấn đề về sản xuất kinh doanh, trong đó có vấn đề về tài sản cố định.

Qua phân tích ở chương 2 cho thấy:

- Tình hình cơ cấu tài sản cố định của xí nghiệp còn chưa hợp lý, nguyên nhân là do lịch sử để lại.

- Tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị là tương đối cũ, biến đổi chậm.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định thấp. Mức độ sinh lời không cao. - Mức khấu hao tài sản cố định hàng năm quá thấp.

Kết quả phân tích nói trên cho thấy có nhiều vấn đề chưa hợp lý trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại xí nghiệp Kim Hà Nội.

Để khắc phục những tồn tại đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị ở chương 3. Những đề xuất của luận văn dựa trên các cơ sau đây:

- Định hướng phát triển từ nay đến năm 2010 của xí nghiệp Kim Hà Nội. - Kết quả phân tích thuận lợi, khó khăn và thách thức.

Tóm lại, ngoài việc tiếp tục kiến nghị với nhà nước giải quyết những tồn tại thuộc cơ chế chính sách, xí nghiệp cũng cần tích cực tự tìm những hướng phát triển mới.

Biện pháp hữu hiệu trong quản lý, sử dụng và đầu tư tài sản cố định là: - Giải phóng nhanh số tài sản cố định không dùng.

- Thực hiện khấu hao nhanh.

- Tích cực đầu tư đổi mới tài sản cố định.

Căn cứ vào tình hình cụ thể,xí nghiệp có thể lựa chọn cho mình những bước đi phù hợp.

Luận văn còn nhiều thiếu sót do hạn chế cả về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Hy vọng sẽ được các thầy cô giáo giúp đỡ chỉ ra những điểm chưa hoàn thiện để luận văn được sâu sắc hơn cả về lý luận và thực tiễn.

Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2002

Sinh viên

Tài liệu tham khảo

1. quản trị tài chính doanh nghiệp (NXB tài chính - 1999 ) trường đại học tài chính kế toán

đồng chủ biên: PGS - PTS Nguyễn Đình Kiên PGS Nguyễn Đăng Nam

2. Tài chính học (NXB tài chính- 1999 ) trường đại học tài chính kế toán

đồng chủ biên: GS - TS Trương Mộc Lâm Dương Đăng Chính

3. Giáo trình tài chính doanh nghiệp thương mại(NXB Giáo dục - 1999) trường đại học thương mại

chủ biên: TS Đinh Văn Sơn

4. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Kim Hà nội 3 năm 1999 - 2000 -2001

Bài trình bầy khi báo cáo Kính thưa các thầy cô, thưa các bạn

Qua một thời gian thực tập tại xí nghiệp Kim Hà Nội, hôm nay tôi xin được trình bầy các kết quả thu được.

Mọi người đều biết, việt nam đang phát triển nhanh chóng trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Cùng với sự phát triển của đất nước, nền công nghiệp nói chung và công nghiệp dệt may, da giầy nói riêng cũng đang lớn mạnh. Do đó, sản phẩm kim là một thị trường đầy tiềm năng. Xí nghiệp Kim Hà Nội (trụ sở tại Cầu Bươu- Thanh Liệt - Thanh Trì -Hà Nội) tuy chỉ là một xí nghiệp có quy mô trung bình, nhưng đã đứng vững trong cơ chế thị trường, khẳng định vị trí của xí nghiệp và đang tìm cách vươn ra thị trường khu vực.

Nhận thức được rằng với đặc thù của sản phẩm thì tài sản cố định, máy móc thiết bị có liên quan trực tiếp đến chất lượng và giá thành của sản phẩm - hai điểm mấu chốt trong cạnh tranh.

Vì vậy, xí nghiệp đã nỗ lực từng bước hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định.

Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định không phải là một vấn đề mới nhưng là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với mọi đơn vị kinh tế. Do đó, tôi xin mạnh dạn chọ đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại xí nghiệp Kim Hà Nội trong điều kiện cơ chế thị trường “

Luận văn gồm 3 chương, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; 26 biểu bảng trong chương 2.

Chương1: có tiêu đề là “ Những vấn đề lý luận cơ bản về tài sản cố định trong các doanh nghiệp”

Chương 2: có tiêu đề là “ Tình hình thực tế về quản lý và sử dụng tài sản cố định tại xí nghiệp Kim Hà Nội “

Chương 3: có tiêu đề là “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại xí nghiệp Kim Hà Nội “

Mở đầu

- xuất xứ của đề tài

+ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

+ vai trò của các xí nghiệp công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá

+ xí nghiệp Kim Hà Nội là một doanh nghiệp quốc doanh, cỡ trung bình, đã và đang phát triển trong cơ chế thị trường

+ có nhiều vấn đề đáng nghiên cứu

- ý nghĩa của đề tài

+ tài sản cố định và máy móc thiết bị có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm, hai điểm mấu chốt của cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

+ vận dụng kiến thức đã học để phân tích thực trạng công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định của xí nghiệp.

+ đề xuất một số giải pháp

- cấu trúc của luận văn

3 chương, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, 1 hình vẽ và 27 biểu bảng. Chương 1: những vấn đề lý luận cơ bản về tài sản cố định trong các doanh nghiệp

1.1.Tài sản cố định

1.1.1.Khái niệm về tài sản cố định 1.1.2.Đặc điểm của tài sản cố định 1.1.3.Phân loai tài sản cố định

1.1.3.1.Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện 1.1.3.2.Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng 1.1.3.3.Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế

1.1.3.4.Phân loại tài sản cố định theo tính chất sở hữu 1.2.Hao mòn tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định 1.2.1. Hao mòn tài sản cố định

1.2.2. Khấu hao tài sản cố định

1.2.2.1. Khái niệm về khấu hao tài sản cố định

1.2.2.2. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định 1.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định

1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định thông dụng 1.3.1.1. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

1.3.1.2. Hệ số sử dụng tài sản cố định 1.3.1.3. Hệ số phục vụ tài sản cố định 1.3.1.4. Hệ số lợi nhuận của tài sản cố định

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định được áp dụng tại xí nghiệp Kim Hà Nội

1.3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá sự biến động các loại tài sản cố định 1.3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định 1.3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định

1.3.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng máy móc thiết bị

1.3.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị tới kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

1.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là một tất yếu khách quan trong cơ chế thị trường

1.5.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản cố định 1.5.1.Nhân tố khách quan

1.5.2.Nhân tố chủ quan

1.6.Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Để đánh giá tính thực tiễn của các vấn đề đã được trình bày trong chương1, luận văn đi vào xem xét, phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại một đơn vị kinh tế cụ thể là xí nghiệp Kim Hà Nội. Đó chính là nội dung của chương 2 với tiêu đề “ tình hình thực tế về quản lý và sử dụng tài sản cố định tại xí nghiệp Kim Hà Nội “

Chương 2: Tình hình thực tế về quanrlys và sử dụng tài sản cố định tại xí nghiệp Kim Hà Nội

2.1.Khái quát về xí nghiệp Kim Hà Nội

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển. Các chức năng nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp

2.2.2.Mô hình tổ chức

1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Kim Hà Nội qua 3 năm 1999-2001

(Biểu 1,2,3,4,5)

- doanh thu tăng nhanh

- doanh thu sản xuất kim chiếm tỷ trọng xấp xỉ 50% tổng doanh thu

- doanh thu gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 so với các bộ phận doanh thu khác &là bộ phận doanh thu có tốc độ tăng trưởng cao nhất

2.3.Tình hình đầu tư tài sản cố định của xí nghiệp Kim Hà Nội qua 3 năm 1999 -2001

2.3.1. Giá trị đầu tư: không lớn lắm (biểu số 6) 2.3.2. Cơ cấu đầu tư (biểu số 7)

- tập trung cho dây chuyền sản xuất kim khâu

- chưa hợp lý vì máy móc thiết bị ngoài sản xuất kim mới là bộ phận tài sản cố định hoạt động có hiệu quả nhất trong xí nghiệp. cụ thể:

+ dây chuyền sản xuất kim luôn chiếm 75% - 80% tổng nguyên giá tài sản cố định nhưng chỉ chiếm chưa tới 50% tổng doanh thu hàng năm

+tỷ trọng máy móc thiết bị khác ngoài sản xuất kim trong tổng nguyên giá tài sản cố định chỉ chiếm 3% -4% thì lại luôn tạo ra hơn 50% tổng doanh thu 2.4. Đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của xí nghiệp Kim Hà Nội qua 3 năm 1999 -2001 (biểu số 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18)

2.4.1. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định

- cơ cấu tài sản cố định:tỷ lệ tài sản cố định không dùng chiếm 30% - 35% tổng nguyên giá tài sản cố định.chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm số tài sản cố định này. lãng phí lớn.

- hệ số trang bị tài sản cố định: 2000 giảm, 2001 tăng 2.4.2. Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định

xét hệ số hao mòn chung của 3 năm thì chưa phải là cũ(32% -34%) máy móc thiết bị động lực rất cũ, chỉ còn 30% giá trị

nhà cửa vật kiến trúc hao mòn quá nửa

máy móc thiết bị công tác hao mòn 27%- 29% tình trạng kỹ thuật không biến động nhiều. Nhìn chung đều cần sớm được đổi mới

2.4.3. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định

- hiệu suất sử dụng tài sản cố định thấp dù là nhân tố chính giúp tăng sản lượng tốc độ tăng cao, - - thực tế tỷ suất lợi nhuận của tài sản cố định rất thấp (cao nhất là 2001 thì phải 100 đồng tài sản cố định mới tạo ra được 4,706 đồng lợi nhuận)

2.4.4. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất

- tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị:tỷ lệ thấp

2.4.5. Phân tích ảnh hưởng của máy móc thiết bị tới kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

- xí nghiệp cố gắng đưa thêm máy móc thiết bị vào sử dụng, có ảnh hưởng tốt

- số giờ làm việc của máy móc thiết bị không tăng

- năng suất hoạt động máy móc thiết bị là nhân tố chủ yếu tác động tới việc tăng sản lượng

2.5. Đánh giá chung về tình hình đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại xí nghiệp Kim Hà Nội.

- Mức khấu hao hàng năm quá thấp, khó thu hồi vốn đầu tư - 2001 bắt đầu gia tăng mức khấu hao hàng năm. nhưng vẫn ở mức thấp.chưa đủ.

- Nguyên nhân do lịch sử để lại và khó khăn trong sản xuất kinh doanh hiện tại

2.6. Đánh giá chung về tình hình đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại xí nghiệp Kim Hà Nội

2.6.1. Tình hình đầu tư 2.6.2. Tình hình sử dụng Kết luận chương 2

Xuất phát từ kết quả phân tích, đánh giá của chương 2. luận văn chuyển sang chương 3 với mục tiêu đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại xí nghiệp Kim Hà Nội Chương3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại xí nghiệp Kim Hà Nội

3.1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư của xí nghiệp giai đoạn 2000 -2010

3.2. Phân tích thuận lợi 3.2.1. Quan hệ và uy tín

3.2.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật 3.2.3. Cạnh tranh

3.2.4. Lĩnh vực hoạt động đa dạng 3.2.5. Thị trường

3.2.6. Nhân tố con người 3.3. Phân tích khó khăn

3.3.1. ảnh hưởng của chuyển đổi cơ chế 3.3.2. Về đội ngũ CBCNV 3.3.3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật 3.3.4. Cơ chế 3.3.5. Thị trường và cạnh tranh 3.3.6. Nợ 3.4.Một số đề xuất kiến nghị

3.4.1. Xác lập quan điểm mới về tài sản cố định trong cơ chế thị trường 3.4.2. Giải phóng nhanh số tài sản cố định không dùng

3.4.3. Sử dụng triệt để số tài sản cố định hữu ích hiện có

3.4.4. Sử dụng phương pháp khấu hao nhanh để thu hồi vốn, tái đầu tư tài sản cố định

3.4.5. Đổi mới công nghệ kịp thời để tăng khả năng cạnh tranh của xí nghiệp

Một phần của tài liệu Chương 1 - Những vấn đề lý luận cơ bản về tài sản cố định trong các doanh nghiệp (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w