0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Về cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 36 -38 )

T ổng số giờ máy lm v ià ệc có hiệu lực kế ho ạch

3.3.3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật

Tuy sẵn có cơ sở vật chất kỹ thuật do nhà nước cấp ban đầu nhưng trải qua thời gian dài, đến nay đã cũ kỹ, lạc hậu. Do đó, xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành để cạnh trạnh với sản phẩm ngoại. Đây cũng là nguyên nhân khiến xí nghiệp không thể thực hiện khấu hao tài sản cố định và càng không thể khấu hao nhanh để thu hồi vốn.

3.3.4. Cơ chế

Xí nghiệp Kim Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, chịu sự quản lý tực tiép của Sở công nghiệp Hà Nội, phải tuân thủ các quy định về tài chính của nhà nước. Trong số những quy định đó có không ít những điều gây khó

khăn cho hoạt động của xí nghiệp mà cho đến nay vẫn chưa được giải quyết thoả đáng. Ví dụ:

- Xí nghiệp có một lượng vật tư, sản phẩm ứ đọng từ thời kỳ chế thử sản phẩm mới trong những năm bao cấp và kim xuất khẩu trị giá gần 1126 triệu đồng. Nếu bán thanh lý số vật tư, thành phẩm này thì khả năng thu hồi đủ vốn rất thấp, tất yếu sẽ lỗ cả tỷ đồng; nhưng nếu không bán thì một thời gian nữa sẽ hỏng hết, phải vứt bỏ, không thể thu hồi phần vốn nào cho sản xuất kinh doanh. Nhiều lần xí nghiệp đã đề nghị với các cơ quan chủ quản cho bán thanh lý, phần lỗ do thanh lý sẽ được bù đắp dần bằng lợi nhuận của các năm sau nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

- Dây chuyền kim khâu tay của xí nghiệp hình thành từ nguồn viện trợ nhân đạo cho đến nay vẫn chưa được đánh giá đúng giá trị thực tế. Giá trên sổ sách qúa cao so với giá thực tế thị trường (do trước kia xí nghiệp nhận hiện vật trước, sau đó phía bạn mới thông báo giá trị lô hàng. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành giá trị này lớn hơn giá trị thật rất nhiều). Bên cạnh đó, trong số máy móc thiết bị nhận về có nhiều thiết bị không sử dụng được do không đồng bộ với dây chuyền sản xuất tại xí nghiệp hoặc đã lạc hậu, Vấn đề là ở chỗ số máy móc thiết bị này được coi như một bộ phận vốn ngân sách cấp cho xí nghiệp và xí nghiệp vẫn phải nộp thuế sử dụng vốn cho phần tài sản cố định này theo giá trị trên sổ sách.Trong những năm qua sau khi nộp thế lợi tức và thuế sử dụng vốn ngân sách, lợi nhuận còn lại của xí nghiệp rất ít, khiến xí nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc trích lập các quỹ.

- Từ năm 1999, nhà nước áp dụng luật thuế giá trị gia tăng. Các sản phẩm cơ khí của xí nghiệp chịu thuế suất 10%. Trong sản phẩm kim, giá trị vật tư chiếm tỷ lệ không nhiều nên phần thuế đầu vào được khấu trừ không lớn. Sau khi khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào thì phần thuế phải nộp còn lại chiếm khoảng 6,7% - 7% giá bán ra. So với thuế suất thuế doanh thu cũ là 2% thì mức thuế mới là quá cao làm giảm lợi nhuận của xí nghiệp; trong khi

đó xí nghiệp không thể tăng giá bán sản phẩm mà còn phải hạ giá để cạnh tranh. Việc áp dụng luật thuế mới gây cho xí nghiệp những khó khăn không nhỏ.

3.3.5. Thị trường và cạnh tranh

Sản phẩm kim của xí nghiệp bị kim ngoại tràn vào từ nhiều nguồn với giá rẻ, nên dù chất lượng không hẳn đã hơn của xí nghiệp nhưng cũng khiến việc tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đồng thời trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm gia công làm giả, làm nhái bao bì, nhãn mác của xí nghiệp cũng gây mất uy tín và giảm lượng tiêu thụ.

3.3.6. Nợ

Năm 1985, xí nghiệp được UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ vau vốn để mua một dây chuyền sản xuất kim dệt len của Nhật bản. Giữa năm 1986, dây chuyền này đã đi vào hoạt động. Đến nay, dây chuyền này hoạt động không còn hiệu quả. sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được do không đáp ứng được yêu cầu của các thế hệ máy dệt len hện đại. Hiện nay xí nghiệp không có khả năng thanh toán phần vốn vay 1 triệu USD và cũng đang phải gánh khoản lãi hàng năm của số tiền vay này. Đây thực sự là gánh nặng đối với xí nghiệp.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 36 -38 )

×