T ổng số giờ máy lm v ià ệc có hiệu lực kế ho ạch
1.6.1.2. Thị trường và cạnh tranh
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, mọi doanh nghiệp phải thấm nhuần nguyên tắc: bán cái thị trường cần chứ không phải cái doanh nghiệp có. Muốn vậy, doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Là một doanh nghiệp sản xuất muốn giải quyết được điều đó, thì bên cạnh việc đưa ra các giải pháp về kinh doanh, marketing, tài chính... nói chung, thì doanh nghiệp còn phải đặc biệt chú ý đến các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Vì tài sản cố định là cơ sở tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.Đặc biệt là các tài sản cố định vô hình như băng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại... sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm, tăng giá trị sản phẩm. Thị trường và cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả tài sản cố định. Thị trường và cạnh tranh cũng là nhân tố tác động tới quyết định đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp cả về chủng loại tài sản cố định, thời điểm đầu tư, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Cụ thể, khi tài sản cố định vẫn đang sử dụng được nhưng sản phẩm do nó tạo ra không còn thoả mãn được nhu cầu của thị trường dù là mẫu mã,
chủng loại hay chất lượng thì doanh nghiệp phải tìm cách cải tiến, nâng cấp tài sản cố định hoặc đầu tư mua mới tài sản cố định thay thế.Bởi vì chính sách đúng đắn cho mọi doanh nghiệp là chính sách hướng về thị trường, sản phẩm làm ra phải tiêu thụ được. Tóm lại, thị trường và cạnh tranh chi phối mọi quyết định của doanh nghiệp, bao gồm cả đầu tư, quản lý và sử dụng tài sản cố định, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản cố định.