Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TP. Cần Thơ (Trang 84 - 93)

2. Các giải pháp:

2.4 Các giải pháp khác

Nguyên nhân chính của sự sụt giảm hoặc chậm thu hút vốn đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoài vào các cụm, khu công nghiệp ở một số địa phương là do ở đó chưa đáp ứng tốt các nhu cầu về dịch vụ cơ sở hạ tầng. Tiến độ thi công cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, dịch vụ cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được, điện, nước, điện thoại không ổn định ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong các cụm, khu công nghiệp.

Tình trạng thiếu lao động và nguồn lao động không ổn định, chủ yếu do doanh nghiệp công nghiệp trả công lao động chưa thỏa đáng, việc thực hiện chế độ lao động chưa nghiêm; điều kiện và môi trường văn hoá nơi làm việc, hay do người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ văn hoá và tay nghề.

Hiện tại, cần tiến hành rà soát tiến độ thực hiện các khu, cụm công nghiệp đã thành lập, không để tình trạng dành đất quá lâu và có biện pháp tháo gỡ vướng mắc trong đền bù, giải tỏa. Phát triển khu cụm công nghiệp phải quan tâm hai vấn đề: xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thu hút dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ; trong đó, hạ tầng là cơ bản. Mặt khác, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng bên ngoài và bên trong khu, cụm công nghiệp, kết nối chặt chẽ với cung ứng nguyên liệu, xuất nhập khẩu và các trung tâm tiêu thụ. Quy hoạch nhà ở cho công nhân cần nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng và chú trọng

đào tạo nghề. Ngoài ra, khu, cụm công nghiệp và doanh nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống chung. Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng quy chế quản lý các cụm công nghiệp để thống nhất quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên phạm vi cả nước.

Cần đa dạng hoá các mô hình phát triển khu, cụm công nghiệp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư như phát triển khu công nghiệp vừa và nhỏ gắn với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Phát triển hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào là yếu tố rất quan trong để thúc đẩy phát triển và thực hiện quy hoạch các khu, cụm công nghiệp.

Sớm hoàn thiện cơ chế và phương thức quản lý khu công nghiệp theo hướng tăng cường cơ chế “một cửa, tại chỗ” tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực một cách cụ thể đáp ứng yêu cầu phát triển của các khu công nghiệp.

Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tổ chức lãnh thổ công nghiệp: Cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về khu công nghiệp, tiến tới ban hành Luật về tổ chức lãnh thổ công nghiệp làm cơ sở pháp lý ổn định và thống nhất cho việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp Cần Thơ. Các công cụ chính sách đầu tư phát triển cụm, khu công nghiệp phải rõ ràng, minh bạch, đặc biệt là phải nhất quán, có tầm nhìn dài hạn và toàn cục được xây dựng trên cơ sở cân nhắc rất kỹ mục tiêu công nghiệp hoá cho từng thời kỳ.

Nên xây dựng Luật xúc tiến di chuyển công nghiệp để là cơ sở pháp lý cơ bản cho sự phát triển công nghiệp vùng và hình thành các tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Luật này khuyến khích di chuyển các xí nghiệp từ khu vực tập trung công nghiệp quá đông ra các vùng kém phát triển, ít có hoạt động công nghiệp; đồng

thời đề cập đến các kế hoạch xây dựng nhà máy mới hay mở rộng các nhà máy hiện có, bảo vệ môi trường và ổn định lao động. Các vùng tập trung công nghiệp qúa đông được chỉ định là “khu vực khuyến khích di chuyển công nghiệp” và những khu vực kém phát triển được chỉ định là “ Khu vực khuyến khích thiết lập công nghiệp” Các cơ sở công nghiệp trong khu tập trung đông được khuyến khích dời đi nơi khác để phát triển các khu đô thị mới, ngược lại các xí nghiệp công nghiệp được khuyến khích thành lập trong các khu ít cơ sở công nghiệp . Để khuyến khích việc di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, Chính phủ áp dụng một số biện pháp như ưu đãi thuế, trợ cấp hoặc cho vay vốn ưu đãi. Đối với thành phố Cần Thơ do là thành phố công nghiệp còn non trẻ, nên mật độ tổ chức lãnh thổ công nghiệp chưa dày đặc, tuy nhiên sự phân bố chưa đều, cần phải di dời những cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội thành, thay vì hiện nay các khu và cụm, điểm công nghiệp tập trung chủ yếu ở hai quận nội thành Ô Môn và Trà Nóc.

Cần lựa chọn cơ cấu đầu tư trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp theo hướng khuyến khích phát triển, thu hút các dự án đầu tư các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, có tốc độ tăng trưởng cao và sức lan toả nhanh tới các ngành kinh tế khác để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Cơ cấu đầu tư trong các khu công nghiệp phải tính tới lộ trình mở cửa nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng tận dụng các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, phát huy lợi thế so sánh của các ngành công nghiệp trong nước để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Sớm hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về cụm, khu công nghiệp của thành phố Cần Thơ theo hướng đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền trực tiếp cho các Ban quản lý các khu công nghiệp của thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Nhà nước cần có chiến lược ưu

tiên phát triển và tăng cường năng lực thể chế, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý các khu công nghiệp tại các địa phương.

Đổi mới vai trò hỗ trợ, điều tiết của Nhà nước trong đầu tư phát triển điểm công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chuyển từ can thiệp trực tiếp sang can thiệp gián tiếp vào các quan hệ thị trường, phát triển của các lãnh thổ công nghiệp đó, đảm bảo cơ cấu các nguồn lực cơ bản được phân bố theo cung cầu thị trường nhưng có sự điều tiết của Nhà nước theo các mục tiêu đã xác định. Nhà nước chỉ hỗ trợ phát triển các lãnh thổ công nghiệp ở các khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, môi trường đầu tư hạn chế trong giai đoạn phát triển ban đầu và với những hình thức hỗ trợ đa dạng, lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác để đảm bảo đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất.

Để thực hiện các nội dung trên, cần tiến hành một số giải pháp và chính sách cơ bản để ngành công nghiệp phát triển bền vững để làm cơ sở cho tổ chức lãnh thổ hợp lí hơn:

Một là, thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung giữ vững và mở rộng thị

trường, duy trì và nâng cao uy tín sản phẩm, bảo vệ và nâng cao uy tín, khuyếch trương thương hiệu, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phải tìm hiểu, nắm vững luật các nước và luật pháp quốc tế, nâng cao hiểu biết và sử dụng luật để phòng tránh các vụ tranh chấp thương mại.

Hai là, tập trung nguồn lực cho sản xuất và xuất khẩu theo hướng tăng

nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông, thủy sản; từng doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm chủ động đối phó khi thị trường có biến động. Phát triển kinh doanh đa ngành; đa dạng hoá sản phẩm và phương thức bán hàng. Tổ chức quản lý sản xuất một cách khoa học, hiệu quả; giảm chi phí quản lý, chi phí sản xuất.

Ba là, đầu tư cho phát triển, trong đó chú trọng đổi mới nâng cao năng lực

đúng đắn, phù hợp với khả năng tài chính và quản lý. Tăng cường khuyến khích đầu tư ngành công nghiệp phụ trợ để nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên, phụ liệu trong nước. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có cơ chế đặc biệt thu hút đầu tư cho ngành cơ khí, hoá chất, phân bón, điện – điện tử, vật liệu mới.

Bốn là, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp

ngoài quốc doanh tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

Khuyến khích, ưu tiên phát triển các loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần, tích cực đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nhằm khơi dậy tiềm năng vốn còn tiềm ẩn trong nhân dân cho phát triển sản xuất công nghiệp.

Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA cho việc phát triển ngành công nghiệp, nhất là phát triển các khu công nghiệp. Cần xác định danh mục các công trình được ưu tiên để bố trí vốn theo kế hoạch trung hạn, dài hạn và hàng năm. Đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) vào phát triển các ngành công nghiệp chế biến đạt trình độ quốc tế, đảm bảo đủ sức cạnh tranh của sản phẩm và tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu.

Năm là, xây dựng cơ chế trích lập và sử dụng quỹ khoa học – công nghệ ở

các doanh nghiệp, để doanh nghiệp chủ động hoạt động nghiên cứu triển khai; nghiên cứu ứng dụng tiếp nhận, làm chủ công nghệ mới, đặc biệt công nghệ cao trong sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường khoa học – công nghệ hình thành và phát triển, tăng cường vốn đầu tư, phương tiện làm việc, để thu hút đông đảo đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ. Chú trọng đào tạo lại và đào tạo nâng cao, trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý và nghiên cứu khoa học – công nghệ hiểu biết sâu sắc về chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, có khả năng tiếp cận với khoa học – công nghệ hiện đại, công nghệ cao.

Sáu là, tích cực tuyên truyền, đào tạo, tiếp cận kiến thức pháp luật, thị

trường quốc tế, phù hợp kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp. Chủ động thực hiện một cách có hiệu quả các cam kết khu vực CEPT/FTA và các cam kết song phương khác. Áp dụng có hiệu quả các giải pháp về hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm chủ động trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và xuất nhập khẩu.

Bảy là, cần đổi mới hơn nữa chính sách về khoa học công nghệ và đào tạo,

KẾT LUẬN

Mang lợi thế “ người đi sau”, với ưu thế vị trí địa lí, thiên nhiên ưu đãi, cùng với nét độc đáo của miền sông nước. Có một vùng ngoại vi, phụ cận rộng lớn. Thành phố Cần Thơ là thành phố công nghiệp còn rất trẻ, với thế và lực dồi dào. Bắt đầu từ vạch xuất phát ấy ta xây dựng phát triển, Nhưng phát triển phải đảm bảo phù hợp hài hòa với thiên nhiên, với lối sống của người dân và xứng tầm với vị trí chức năng của đô thị Thành phố Cần Thơ là một đô thị công nghiệp, thương mại- dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, là một cực phát triển đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng xuất phát từ nét độc đáo của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ là sự đa dạng về hình thức và quy mô, thêm vào đó, đa số các khu công nghiệp nơi đây đều là những khu công nghiệp tập trung hỗn hợp. Nghĩa là vừa có doanh nghiệp chế xuất vừa có xí nghiệp làm ra sản phẩm thông thường phục vụ thị trường nội địa. Dó đó, cần thiết phải tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành Phố Cần Thơ phải thật bền vừng . Đó là sự phát triển kết hợp hài hòa, bền vững trên cả ba mặt “Kinh tế - xã hội - môi trường”

Từ đó, có thể rút ra các kết luận cơ bản, cốt lõi cần thiết để tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ như sau:

Thứ nhất, đối với khu công nghiệp tập trung nằm gần cảng khu công nghiệp Trà Nóc I và II, Hưng Phú I và II thì toàn bộ các doanh nghiệp chế xuất bố trí sát cảng để thuận tiện cho việc xuất nhập nguyên liệu và sản phẩm. Trong khi đó khu công nghiệp tổng hợp phân bố lùi về phía sau khu chế xuất.

Thứ hai, đối với các khu công nghiệp tập trung hỗn hợp không nằm gần cảng như Thốt Nốt,..thứ nhất là tách lãnh thổ thành hai phần: một phần là khu chế xuất, phần còn lại là khu công nghiệp hỗn hợp, thứ hai là khu chế xuất nằm gọn trong lãnh thố khu công nghiệp tổng hợp.

Thứ ba, đối với các cụm công nghiệp và điểm công nghiệp nên bố trí dọc các trục giao thông, hay ven sông, đưa các xí nghiệp dễ gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư vừa chú trọng tính kinh tế, đảm bảo vấn đề xã hội và môi trường.

Cuối cùng, để tổ chức lãnh thổ công nghiệp mang lại hiệu quả tối ưu phải trên cơ sở qui hoạch hợp lí, cùng một cơ chế quản lí chặt chẽ. Có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, và thực hiện đồng bộ trên nguyên tắc hài hòa về cả ba mặt kinh tế, xã hôi, tài nguyên và môi trường.

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TP. Cần Thơ (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w