1.5.1 Về giao thông
Cần Thơ là nơi quy tụ nhiều đầu mối giao thông quan trọng. Trong đó:
Đường bộ: Thành phố hiện có 114.533km quốc lô chạy qua, gồm quốc lộ 1A
đoạn chạy qua thành phố Cần Thơ dài 40 km là tuyến giao thông huyết mạch nối Cần Thơ với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước; quốc lộ 91 dài 30 km nối cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc, Khu công nghiệp Trà Nóc với quốc lộ 1A. Cùng với đó, thành phố cũng đang xúc tiến xây dựng cầu Cần Thơ (nối Cần Thơ với thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long), dự kiến hoàn thành vào năm 2010.
Đánh giá: Mạng lưới đường bộ trên địa bàn thành phố Cần Thơ tuy đã trải
rộng khắp địa bàn nhưng về mật độ phân bố và chất lượng đường còn chưa đồng đều, đường tốt tập trung các trục chính, các tuyến quốc lộ mang tính chất đối ngoại và các tuyến đường trong các trung tâm đô thị hiện hữu. Mật độ phân bố đường chủ yếu tập trung ở các đô thị hiện hữu và vùng dọc theo sông Hậu còn các vùng sâu trong nội đồng hầu như chưa được phát triển, trong thời gian qua tuy có tập trung đầu tư nhưng chủ yếu là đường xe hai bánh.
Đường thuỷ: Thành phố Cần Thơ có ưu thế về giao thông đường thủy do vị trí
nằm bên bờ sông Hậu, một bộ phận của sông Mê-kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Thành phố Cần Thơ có 3 bến cảng phục vụ cho việc xếp nhận hàng hóa dễ dàng: Cảng Cần Thơ diện tích 60.000m2, có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn, hiện là cảng lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long; Cảng Cái Cui đang trong giai đoạn xây dựng, với qui mô thiết kế phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, cảng Trà Nóc có diện tích 16 ha,
Đường hàng không: Cần Thơ có sân bay Trà Nóc đang được nâng cấp, mở rộng
để mở đường bay tới các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong tương lai, sân bay Trà Nóc sẽ mở rộng đường bay đến các nước trong khu vực ASEAN.