Vấn đề nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TP. Cần Thơ (Trang 75 - 76)

1. Điểm công nghiệp: Bianfishco

2.3.4.2Vấn đề nguồn nhân lực

Nhu cầu về lao động trong các khu công nghiệp Cần Thơ là khá lớn, nhưng vẫn còn thiếu, do dân số thành phố tăng lên lại chậm.Tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp xa so với bình quân cả nước do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân từ trình độ văn hoá thấp là quan trọng. Một doanh nghiệp ngành may mặc ở khu công nghiệp Cần Thơ cho biết muốn tuyển 200 công nhân phải hạ tiêu chuẩn trình độ văn hoá xuống cấp tiểu học mà vẫn không tìm ra.Ở thành phố Cần Thơ, cứ 3 lao động, thì có 1 lao động chưa qua cấp I.

Ngay cả số lao động đã qua đào tạo nghề cũng chưa chắc đã có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của nhà máy, xí nghiệp. Nhận định về lao động trẻ đã qua đào tạo vì sao chưa đáp ứng nhu cầu công việc, hầu hết các doanh nghiệp tuyển dụng cho rằng hạn chế kiến thức thực tế về nghề nghiệp chuyên môn vì chỉ được đào tạo trên lý thuyết, cho nên dù đã qua đào tạo nhưng vẫn không sử dụng được. Bên cạnh đó, kiến thức xã hội thấp kém do trình độ văn hoá thấp và môi trường sống, khả năng xử lý tình huống công việc kém. Mặt khác, các lĩnh vực phụ trợ quan trọng như ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật... thì phần lớn lao động ở Cần Thơ chưa đáp ứng được nhu cầu công việc ở môi trường doanh nghiệp nước ngoài hoặc làm ăn với nước ngoài. Người có nghiệp vụ thì không biết ngoại ngữ, còn người giỏi ngoại ngữ thì không có nghiệp vụ, kiến thức lại thấp.

Chương trình giáo dục đào tạo dạy nghề hiện vẫn còn cứng nhắc, không cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới, trình độ đào tạo không đồng đều, hoạt động dạy nghề chưa nắm bắt kịp với nhu cầu thị trường lao động, nhất là các cơ sở dạy nghề công lập; chưa huy động được doanh nghiệp, khu công nghiệp, làng nghề tham gia đào tạo. Quy hoạch mạng lưới dạy nghề còn theo tỉnh, vùng chưa đảm bảo cân

đối, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội về cơ cấu ngành ngành, cơ cấu trình độ đào tạo.

Tại thành phố Cần Thơ, nơi tập trung khá nhiều cơ sở dạy nghề cho toàn vùng nhưng nhiều trường cũng thừa nhận công tác đào tạo nghề thời gian qua vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, mỗi năm nhận đào tạo 3.000 sinh viên đủ mọi ngành nghề hệ trung học chuyên nghiệp và cao đẳng cho các tỉnh trong vùng, nhưng cũng chỉ có khoảng 70% sinh viên ra trường tìm được việc làm đúng ngành nghề đã học, mặc dù năm nào nhà trường cũng chạy đôn chạy đáo liên hệ các nơi tìm “đầu ra” cho sinh viên tốt nghiệp và cam kết “bảo hành chất lượng sản phẩm”. Trong khi đó, một ngành học đang được các địa phương và doanh nghiệp săn đón, có bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp là thu nhận hết bấy nhiêu như ngành chế biến và bảo quản thủy sản thì số người đăng ký theo học lại... quá ít, hơn nữa nhà trường cũng không có kế hoạch mở rộng phạm vi đào tạo ngành này vì đầu tư cơ sở vật chất cho giảng dạy rất tốn kém.

Tóm lại, lợi thế về giá nhân công rẻ ở Cần thơ hiện nay không còn giá trị hấp dẫn với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư với dự án công nghệ cao.

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TP. Cần Thơ (Trang 75 - 76)