2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1 Điểm công nghiệp
2.3.3 Hiện trạng từng khu công nghiệp tập trung ở Thành phố Cần Thơ 1 Khu công nghiệp Trà Nóc
2.3.3.1 Khu công nghiệp Trà Nóc
Quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp Trà Nóc
Khu công nghiệp Trà Nóc I là tiền thân của khu kỹ nghệ Tây Đô (KNTĐ) được thành lập theo sắc lệnh số 04 /SL/KT ngày 06/01/1968 của thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa.
Mục tiêu hoạt đông của khu kỹ nghệ Tây Đô: sản xuất, sửa chữa, phục hồi các phụ tùng và thiết bị máy móc nông ngư cơ với qui mô lớn nhằm khai thác tài nguyên của các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Sau 1975 khu này không còn phát triển theo định hướng trước mà là nơi tập hợp hoạt động của các đơn vị công nghiệp chủ lực của tỉnh Cần Thơ và trung ương.
Sau thời bao cấp đã được thủ tướng phê duyệt và mở rộng thành khu công nghiệp Trà Nóc I và là một trong những các khu được thành lập sớm nhất Việt Nam.
Trong quá trình thành lập khu chế xuất đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong đó có Quyết định số 817/ TTg 13/12/1995 phó thủ tướng Phạm Văn Khải ký về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu chế xuất Cần Thơ ( 135,67 ha) với thời gian thuê là 50 năm.
Nội dung đầu tư: san lấp 200.000m3; 5,4 Km đường bộ; xây dựng một trạm biến áp 130 MVA; 5,4 km đường dây 22 khu vực và điện chiếu sáng; cấp nước 10.000m3 ngày đêm; xử lí nước thải 5000m3; 11Km ống thoát; 400 số điện thoại.
Tổng vốn đầu tư 14.212.000USD.
Hình thành một vài công trình mang tính chất phục vụ cho kỹ nghệ như: nhà máy nhiệt điện Trà Nóc, kho chứa nhiên liệu, khu giang cảng, tháp và giếng nước, SOVISGAS, tường rào…
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ( 30/04/1975) tỉnh Hậu Giang tiếp tục quản lí, đầu tư và phát triển thành khu công nghiệp Trà Nóc, một số xí nghiệp, nhà máy công nghiệp mới được xây dựng như: Nhà máy cơ khí nông nghiệp, cơ khí 1/5, xí nghiệp chế biến rau quả đông lạnh, xí nghiệp phân bón hóa chất.
Khi có luật đầu tư tại Việt Nam ( 29/12/1987) nhiều đơn vị liên doanh như xí nghiệp chế biến thự phẩm MêKô , xí nghiệp chế biến lông vũ MêKô, xí nghiệp giày, da, may mặc đã hình thành và hoạt động trong khu công nghiệp.
Sau ngày Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) ban hành nghị định số 322/HĐBT vị trí khu chế xuất tỉnh Cần Thơ (cũ) đã trình Chính phủ cho thành lập khu chế xuất Cần Thơ (Trà Nóc). Đây là khu chế xuất của tỉnh (cũ) cũng như của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong những khu được thành lập sớm nhất trong nước với đặc thù riêng, do một doanh nhiệp nhà nước tự đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Tháng 12/1994 Chính phủ ban hành nghị định 192/CP về quy chế khu công nghiệp thì khu chế xuất có tên gọi mới là khu công nghiệp và khu chế xuất Cần Thơ.
Quá trình vận động và đầu tư ( 1992 – 1996) nhiều dự án trong và ngoài nước đã hình thành trong khu như: Xí nghiệp sản xuất lưới đánh cá Decha Việt Nam (Thái Lan), Công ty thép Tây Đô ( Liên doanh Việt Nam- Đài Loan), Công ty công nghiệp thực phẩm PATAYA Việt Nam (Thái Lan), Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khấu CATACO, Nhà máy bia liên doanh Sài Gòn- Cần Thơ, Xí nghiệp chế biến thuốc bảo vệ thực vật (Cuba),... Đặc biệt xí nghiệp Nam Hải, một doanh nghiệp tư nhân trong nước thành lập xí nghiệp chế xuất chuyên chế biến thủy hải sản xuất khẩu tại khu chế xuất Cần Thơ. Với những dự án đầu tư và xây dựng trong thời gian qua hầu như chiếm trọng diện tích đất trống của khu công nghiệp theo quy hoạch trong giai đoạn 1.
Từ thực tế này, Thành phố đã mở rộng khu công nghiệp Cần Thơ sang giai đoạn 2 ( Theo kế hoạch 1996- 2000) khu công nghiệp và chế xuất Cần Thơ có diện tích 300ha do vây khu vực phát triển thêm sẽ có diện tích quy hoạch khoảng 165ha nằm trên phần đất thuộc phường Phước Thới Quận ÔMôn đó là khu công nghiệp Trà Nóc II đã đi vào hoạt động.
Các nguồn lực từ nhiên và kinh tế xã hội phát triển ở các khu công nghiệp
Nguồn lực tự nhiên
Để thành lập một khu công nghiệp, khu chế xuất có sự thu hút đầu tư lớn của các doanh nghiệp sản xuất thì khu công nghiệp, khu chế xuất phụ thuộc vào tự nhiên cũng rất nhiều.
Vị trí địa lý
Trước hết thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, giữ đầu mối giao thông quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long gồm đường
bộ, đường thủy, đường hàng không và đường hàng hải thông thương trong vùng, trong cả nước, thế giới cho nên rất thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp khu chế xuất, thuận lợi cho việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào khu công nghiệp khu chế xuất. Trong đó hai khu công nghiệp Trà Nóc I và II có vị trí quan trọng, nằm ven sông Hậu, rất thuận lợi về mặt giao thông thủy – bộ, gần cảng biển Cần Thơ, sân bay Trà Nóc, có quốc lộ 91 đi ngang qua nối khu công nghiệp Trà Nóc với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 10 km, nơi có cơ sở hạ tầng dịch vụ khá tốt.
Địa hình
Thành phố Cần Thơ nằm trên nền chung của châu thổ sông Cửu Long là một đồng bằng rộng lớn bằng phẳng, độ cao không quá 2m so với mực nước biển, độ dốc bình quân chỉ 1m/km. Do đó nhờ điều kiện địa hình bằng phẳng rất thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong đó khu công nghiệp Trà Nóc I và Trà Nóc II được xây dựng tương đối dẽ dàng, thuận lợi. Bên cạnh đó nhờ địa hình có nhiều sông ngòi cho nên thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống cảng: Cảng Cần Thơ để phục vụ cho việc bốc dở hàng hóa, tăng khả năng phát triển, trao đổi của khu công nghiệp Trà Nóc, phục vụ đắc lực cho sự phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất Trà Nóc.
Khí hậu
Thành phố Cần Thơ mang khí hậu nền chung của đồng bằng sông Cửu Long , khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất cận xích đạo và thể hiện rõ ảnh hưởng của hệ thống hoàn lưu tây nam từ Ấn Độ Dương tới.
Nhiệt độ không khí: nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa trong năm( có hai mùa rõ rệt), tuy nhiên sư chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn ( khoảng 2,50C)
Diễn biến chế độ không khí trong thành phố như sau: Nhiệt độ trung bình 26,60C.
Nhiệt độ trung bình thấp nhất 24,40C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 28,40C. Nhiệt độ cực đại tuyệt đối 34,40C. Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối 19,70C.
Điểm công nghiệp điển hình trong khu công nghiệp Trà Nóc: