PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TP. Cần Thơ (Trang 79 - 81)

1. Điểm công nghiệp: Bianfishco

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ 1. Phương hướng chung của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, phát triển công nghiệp sẽ tạo cơ sở đưa nền kinh tế nước ta chuyển từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp. Đảng và nhà nước ta đang chủ trương đưa nước ta bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu xây dựng nước Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.

Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17-02-2005 của Bộ Chính trị về xây dựng thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã nêu rõ: "Cần Thơ phải phấn đấu là một địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để trở thành đô thị loại I trước năm 2010 và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020, là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng".

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp thành phố Cần Thơ phải thật sự hợp lí nhằm tạo mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư và di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm đan xen trong nội thị, khu dân cư vào khu công nghiệp nhằm ổn định, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ .Ðẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư nhanh chóng lấp đầy diện tích còn lại của các cụm công nghiệp và khu công nghiệp đã xây dựng hạ tầng cơ sở, phấn đấu đến năm 2010 tổng số diện tích đất cho thuê đạt 50% tổng diện tích đất tự nhiên đã quy hoạch, đồng thờ việc tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp phải chú ý đến việc phát triển các dịch vụ ngoài hàng rào cụm công nghiệp và khu công nghiệp phục vụ cho hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt cho các đối tượng tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp.

Việc hình thành các khu Công nghiệp phải gắn liền với các vị trí cập quốc lộ, ven sông để thuận tiện giao thông. Đối với các điểm công nghiệp nên phân bố về vùng ven như huyện Thới Lai, Phong Điền,..để công nghiệp hóa nông thôn,

giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa nội thị và ngoại ô, đồng thời cũng gần nguồn nguyên liệu từ nông sản địa phương.

Tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp theo hướng đa dạng hoá về quy mô và hình thức tổ chức; tận dụng mọi nguồn lực trí tuệ và tài nguyên gắn với hợp tác quốc tế, làm sao phải phát huy hết các nguồn lực, ưu tiên cho các cơ sở công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghiệp có hàm lượng tri thức ,những ngành công nghiệp có sức cạnh tranh và đạt hiệu quả cao.

Phát triển đồng bộ mạng lưới các điểm công nghiệp, khu, cụm công nghiệp và khu công nghiệp công nghệ cao, tăng cường năng lực xây dựng của Thành phố trên cơ sở quy hoạch phát triển hợp lý các ngành, nghề, phân bố phù hợp với nguồn lực, lợi thế và cơ hội thị trường; nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa hoá trong sản phẩm công nghiệp. Phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường (năm 2005: có 4 khu công nghiệp với diện tích là 876 ha, gồm khu Trà Nóc I, Trà Nóc II, Hưng Phú I và Hưng Phú II; dự kiến 2010 mở rộng thêm 6 khu công nghiệp và khu công nghệ cao với diện tích 2.040 ha, tổng diện tích các khu công nghiệp đến năm 2010 là 2.916 ha và dự kiến năm 2020 mở rộng thêm 8 khu công nghiệp với diện tích 2.910 ha, tổng diện tích đến 2020 sẽ là 5.826 ha).

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Phải tập trung khai thác mọi nguồn lực cho nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như: chế biến nông sản, thủy sản, may mặc, giày dép, cơ khí đóng tàu, chế tạo thiết bị, lắp ráp cơ điện tử và đồ gỗ.

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp năng lượng và và những ngành áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng; những ngành chú trọng phát triển công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ phải được ưu tiên và phân bố rộng khắp, kết hợp với đẩy mạnh chương trình phát triển công nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu

ngành nghề, tạo sự phát triển bền vững các vùng nông thôn, phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến.

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TP. Cần Thơ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w