1. Điểm công nghiệp: Bianfishco
2.3.4.1 Vấn nạ nô nhiễm môi trường
Công nghiệp Cần Thơ là một nền kinh tế phụ thuộc sinh thái, nói cụ thể hơn là nền kinh tế từ tài nguyên nước, cho nên sông rạch có vai trò cực kỳ quan trọng trong cả phát triển kinh tế - xã hội lẫn đời sống và sức khỏe cho con người. Cần Thơ cũng là một vùng đất ngập nước rất nhạy cảm với các tác động môi trường, các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt đời sống và canh tác nông - lâm - ngư nghiệp, nếu không xử lý triệt để các nguồn chất thải sẽ dẫn đến những nguy cơ khó lường.
Thực tế cho thấy: cùng với ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân còn thấp, một số địa phương trong khu vực vẫn còn tư tưởng phát triển kinh tế đi trước, bảo vệ môi trường làm sau, nên đã hăng hái mời gọi đầu tư mà xem nhẹ nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Điều này đã làm phát sinh ô nhiễm tập trung, có nơi rất nghiêm trọng.
Tình hình các khu công nghiệp thi nhau mọc san sát dọc bờ sông Hậu như nấm sau mưa là một thực tế đáng báo động. Khu công nghiệp Hưng Phú I và II rộng gần 1.000 ha, thuộc địa phận quận Cái Răng nằm sát mé sông Hậu. khu công nghiệp Trà Nóc I và II, rộng 300ha, nằm vắt qua hai quận Bình Thủy và Ô Môn cũng “ôm” lấy bờ sông Hậu, đã có hàng trăm nhà máy, phân xưởng sản xuất đang hoạt động .
Trong tương lai trên địa bàn Cần Thơ, dự kiến tổng diện tích dành cho phát triển công nghiệp chạy dọc theo sông Hậu sẽ là 2.700ha. Cùng với sự lớn mạnh thêm của các khu công nghiệp Thốt Nốt và Ô Môn thì cũng nằm cặp bờ sông.
Thực tế cho thấy tại các nước tiên tiến, khi chọn đất làm công nghiệp người ta thường chọn vùng đất không màu mỡ, không phù hợp với những lĩnh vực kinh tế khác. Đằng này, ta lại chọn khu đất màu mỡ ven sông Hậu phù hợp với trồng lúa nuôi cá để phát triển công nghiệp.
Nói đến khối lượng chất thải và nước thải từ các khu công nghiệp và sinh hoạt chúng ta không khỏi giật mình.
Theo quy trình, nước thải sau khi được doanh nghiệp xử lý bước 1, tập trung lại tại khu công nghiệp xử lý lần 2 rồi mới được thải ra sông Hậu. Tuy nhiên, thực tế tại các khu công nghiệp này, doanh nghiệp bắc các ống cống trực tiếp thải ra sông, việc này diễn ra hàng chục năm nay. 15% doanh nghiệp tại các khu công nghiệp thải nước bẩn trực tiếp ra sông, còn lại 85% có xây dựng hệ thống xử lý nước thải bước 1, tuy nhiên việc các hệ thống này có được vận hanh thường xuyên hay không thì không chắc chắn.
Thực tế tại cơ sở, hầu hết các miệng cống từ các doanh nghiệp tại các các khu công nghiệp này thường xuyên thải ra thứ nước đen ngòm, đặc quánh. Trên địa bàn Cần Thơ ngoài hàng trăm doanh nghiệp đang ngày đêm bức tử sông Hậu còn có 500 ao, bè cá, trên dưới 5.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, bệnh viện, cơ sở y tế… đều chưa có hệ thống xử lý nước thải chung. Tổng cộng, mỗi ngày bình quân dòng sông này phải “uống” hàng triệu m3 nước thải ô nhiễm.
Theo thống kê sơ bộ, tại thành phố Cần Thơ, nước ở sông Hậu đã bị ô nhiễm cấp độ 2, rạch Sang Trắng (Phước Thới, Ô Môn) ô nhiễm cấp độ 7, rạch Bò Ót (Thới Thuận, Thốt Nốt) ô nhiễm cấp độ 4.
Phát triển các các khu công nghiệp ở Cần thơ đang có chiều hướng tự phát, manh mún, cơ sở hạ tầng không đồng bộ. Chúng ta quá dễ trong việc cấp phép và đó là một nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường
Hiện nay, Hầu hết lượng nước thải và chất thải trên đều tuôn hết ra sông, nếu không kịp thời khắc phục, tương lai dòng sông Hậu sẽ trở thành dòng kênh
Nhiêu Lộc, và số lượng bệnh ung thư mới phát hiện hàng năm không dừng lại ở con số 160.000 ca.