ĐỘC QUYỀN MUA TRONG THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT TOP Trong một số trường hợp, doanh nghiệp không phải là người chấp nhận giá khi mua các yếu tố sản xuất Đó có thể là trường hợp

Một phần của tài liệu tài liệu lý thuyết hành vi người tiêu dùng (Trang 112 - 113)

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp không phải là người chấp nhận giá khi mua các yếu tố sản xuất. Đó có thể là trường hợp doanh nghiệp là một khách hàng lớn của những loại đầu vào đặc biệt nào đó. Chẳng hạn, Tổng công ty Bưu chính viễn thông là nơi thuê mướn phần lớn các kỹ sư viễn thông ở nước ta; các trạm thu mua cá tra, ba sa nguyên liệu của công ty Agifish ở An Giang thu mua phần lớn lượng cá nguyên liệu của các ngư dân trong vùng, v.v. Các doanh nghiệp này có sức mạnh độc quyền mua trên thị trường yếu tố sản xuất. Họ có thể thỏa thuận với những nhà cung ứng yếu tố sản xuất để được cung ứng với giá thấp hơn so với những người mua riêng lẻ khác. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét quyết định mua yếu tố sản xuất của doanh nghiệp có sức mạnh độc quyền mua.

Để đơn giản, chúng ta xem xét trường hợp doanh nghiệp là người mua duy nhất một loại yếu tố sản xuất nào đó, chẳng hạn như lao động. Lúc này, đường cung lao động trên thị trường cũng chính là đường cung lao động đối với doanh nghiệp. Thông thường, đường cung này dốc lên về phía phải, chứ không hoàn toàn co giãn như trong trường hợp doanh nghiệp chấp nhận giá như ở phần trên. Do vậy, doanh nghiệp phải trả mức tiền công cao hơn nếu muốn thu hút nhiều lao động hơn. Doanh nghiệp chẳng những trả tiền công cao hơn cho người lao động biên mà còn cho những lao động đã thuê từ trước. Chi tiêu biên8[1] cho lao động (MEL) sẽ cao hơn mức tiền công đó. Chúng ta có thể minh họa điều này bằng biểu thức toán học như sau. Tổng chi phí cho lao động là wL. Do vậy, chi phí tăng thêm do thuê mướn thêm một lao động hay chi tiêu biên (MEL) là:

. (7.6)

Trong thị trường yếu tố sản xuất cạnh tranh, ∂w/∂L = 0, nên chi tiêu biên cho lao động (MEL) bằng với mức tiền công trên thị trường, w. Tuy nhiên, nếu đường cung lao động dốc lên, ∂w/∂L > 0; khi đó, chi tiêu biên (MEL) sẽ lớn hơn mức tiền công (w). Do vậy, đường chi tiêu biên đối với lao động sẽ ở phía trên đường cung đối với lao động của doanh nghiệp. Hình 7.8 mô tả quyết định lựa chọn đầu vào lao động của doanh nghiệp có sức mạnh độc quyền mua.

Khi doanh nghiệp có sức mạnh độc quyền mua, đường chi tiêu biên MEL sẽ nằm phía trên đường cung lao động. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ lựa chọn số lao động mà ở đó giá trị sản phẩm biên MRPL bằng với chi tiêu biên MEL đối với lao động. Do vậy, doanh nghiệp sẽ chọn số lao động là LM, tương ứng với giao điểm của đường MRPL và đường MEL. Mức tiền công mà doanh nghiệp phải trả là wM. Chúng ta thấy rằng số lao động mà doanh nghiệp thuê ít hơn so với doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo (LC) và mức tiền công mà doanh nghiệp trả cũng thấp hơn so với thị trường cạnh tranh, wC. Doanh nghiệp đã giới hạn cầu đối với các yếu tố sản xuất do vị trí độc quyền của mình trên thị trường và trả giá thấp hơn.

Một phần của tài liệu tài liệu lý thuyết hành vi người tiêu dùng (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)