CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TOP Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hiện nay, các doanh nghiệp còn phải đối phó với sự cạnh tranh trên thị trường thế giới Khi các

Một phần của tài liệu tài liệu lý thuyết hành vi người tiêu dùng (Trang 73 - 78)

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hiện nay, các doanh nghiệp còn phải đối phó với sự cạnh tranh trên thị trường thế giới. Khi các hàng rào mậu dịch là không đáng kể thì giá các mặt hàng nội địa chịu ảnh hưởng của giá trên thị trường thế giới. Khi đó, chênh lệch giá giữa các thị trường không đáng kể. Chẳng hạn, giá lúa gạo trong nước ta giảm vào năm 1999 là do lượng cung lúa gạo của các nước tăng đáng kể. Những người sản xuất và tiêu dùng trên toàn thế giới thực chất là một bộ phận của một thị trường thế giới thống nhất, xét về mặt tổng thể.

Giá của một mặt hàng buôn bán trên thị trường thế giới sẽ phụ thuộc vào giá của nó ở nước khác. Trong trường hợp đặc biệt, "Quy luật một giá" sẽ xuất hiện.

Nếu không có cản trở đối với mậu dịch và không có chi phí vận chuyển, thì xuất hiện quy luật một giáï nghĩa là giá của một mặt hàng nhất định sẽ giống nhau trên tòan thế giới.

Không có hàng rào thương mại và chi phí vận chuyển, các nhà cung ứng luôn luôn muốn bán sản phẩm của tại thị trường có giá cao nhất nhưng người tiêu dùng sẽ muốn mua tại nơi có giá thấp nhất. Người ta sẽ bán hàng hóa trên đồng thời hai thị trường chỉ khi giá trên các thị trường như nhau.

Hình 5.11 biểu diễn đường cung S và đường cầu D trên thị trường nội địa của một hàng hóa. Giả sử ban đầu không có sự giao thương quốc tế, có thể là do hàng rào quan thuế rất cao. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm E, ứng với mức giá là P0 và sản lượng

Q0.

Bây giờ, hàng rào quan thuế bị bãi bỏ và có sự tự do thương mại. Giả sử đây là mặt hàng mà sản xuất trong nước có lợi thế so với thế giới, giá trong nước sẽ thấp hơn giá trên thị trường thế giới là P1w. Các nhà sản xuất trong nước sẽ muốn bán hàng hóa của mình trên thị trường thế giới với giá cao hơn. Cung trong nước sẽ giảm dần và làm cho giá trong nước tăng lên. Khi giá trong nước tăng lên đúng bằng P1w, sẽ không còn động lực cho người bán bán hàng ra nước ngoài nữa. Giá của thị trường trong nước sẽ ổn định tại mức giá thế giới. Nhà cung ứng trong nước xuất khẩu một lượng (Q1' - Q1), là lượng dư cung trong nước.

Ngược lại, nếu đây là mặt hàng mà sản xuất trong nước kém lợi thế so với nước ngoài, giá trong nước sẽ cao hơn giá thế giới. Khi có tự do thương mại, người tiêu dùng trong nước sẽ nhập khẩu từ bên ngoài với giá rẻ hơn. Điều này sẽ làm cho giá trong nước sẽ giảm xuống bằng với giá thế giới P2w. Khi đó, lượng hàng nhập khẩu bằng với lượng dư cầu trong nước (Q1' - Q1).

Tóm lại, khi có sự tự do thương mại và chi phí vận chuyển không đáng kể, giá cả hàng hóa của một quốc gia nào đó sẽ dần thay đổi để đạt giá cân bằng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, trong thực tế, chi phí vận chuyển giữa các nước là đáng kể và hàng rào quan thuế còn tồn tại nên có sự chênh lệch giá giữa các nước để bảo đảm cho các nhà cung ứng bù đắp chi phí vận chuyển và thu được lợi nhuận trong thương mại quốc tế.

Chúng ta có thể thấy rõ sự thay đổi của giá cả hàng hóa trong nước khi nước ta mở cửa giao thương với các nước từ những năm 1989. Việc sản xuất xe hơi, linh kiện điện tử .v.v. ở nước ta kém hiệu quả hơn so với các nước phát triển nên chi phí sản xuất cao hơn dẫn đến giá thành cao hơn các nước khác. Khi nền kinh tế nước ta mở cửa giao thương thì sẽ có sự nhập khẩu các mặt hàng này làm cho giá cả trong nước giảm xuống. Hay giá lúa gạo trên thị trường nước ta luôn gắn liền với giá cả trên thị trường thế giới. Những khi nhu cầu nhập khẩu lúa gạo trên thế giới tăng, giá gạo trong nước cũng tăng theo và ngược lại sẽ giảm khi việc xuất khẩu bị trì trệ.

V. THẶNG DƯ SẢN XUẤT TOP

Trong một thị trường không bị điều tiết, người tiêu dùng và người sản xuất mua và bán hàng hóa, dịch vụ theo giá hiện hành trên thị trường, đó là giá cân bằng giữa cung và cầu. Trong chương 3, chúng ta đã biết đối với một số người tiêu dùng thì giá trị của hàng hóa mang lại cao hơn giá cả của chúng trên thị trường và như vậy chúng tạo ra thặng dư tiêu dùng cho người tiêu dùng. Đối với toàn thể người tiêu dùng, thặng dư tiêu dùng là diện tích phần nằm giữa đường cầu và đường giá thị trường. Nó đo lường lợi ích của người tiêu dùng đối với một hàng hóa.

Thặng dư sản xuất (PS) là một thước đo tương tự như thặng dư tiêu dùng nhưng dành cho các nhà sản xuất. Các nhà sản xuất chỉ sản xuất ra một hay một vài sản phẩm với mức chi phí biên đúng bằng giá thị trường. Các đơn vị hàng hóa khác có thể được sản xuất ra với chi phí biên thấp hơn giá thị trường và các đơn vị hàng hóa đó tiếp tục được sản xuất và bán ra khi giá thị trường vẫn còn cao hơn chi phí biên. Do đó, người sản xuất được hưởng một khoản lợi ích hay thặng dư từ việc bán ra các đơn vị hàng hóa đó.

Đối với mỗi đơn vị hàng hóa, khoản chênh lệch giữa giá thị trường mà người sản xuất bán ra và chi phí biên để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó chính là thặng dư sản xuất đối với đơn vị hàng hóa đó. Do vậy, thặng dư sản xuất của nhà sản xuất bằng với tổng thặng dư sản xuất của toàn bộ số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra.

Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, thặng dư sản xuất thu được từ đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng không vì khi đó P =

MC.

Như vậy, thặng dư sản xuất là phần diện tích xám đậm nằm giữa đường cung và giá thị trường. Thặng dư sản xuất đôi khi còn được gọi là tô kinh tế. Bởi vì thặng dư sản xuất đo lường tổng lợi ích ròng của người sản xuất, do đó chúng ta có thể đo lường phần lợi và thiệt hại đối với người sản xuất do sự can thiệp của chính phủ bằng cách đo lường sự thay đổi của thặng dư sản xuất.

Tập hợp lại, thặng dư tiêu dùng và sản xuất đo lường ích lợi xã hội của thị trường cạnh tranh. Chúng ta có thể khảo sát ảnh hưởng của một chính sách của chính phủ đến phần phúc lợi của xã hội bằng cách đo lường sự thay đổi của tổng thặng dư tiêu dùng và sản xuất của thị trường.

CÂU HỎI THẢO LUẬN TOP

1. Tại sao doanh nghiệp có thể chịu lỗ mà vẫn tiếp tục sản xuất chứ không đóng cửa?

2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có những đặc điểm gì? Các đặc điểm đó có tầm quan trọng như thế nào đối với hoạt động của

các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường này?

3. Ở cân bằng dài hạn, tất cả các doanh nghiệp trong ngành thu được lợi nhuận kinh tế bằng không. Tại sao?

4. Ngành X là ngành cạnh tranh hoàn hảo do đó mỗi doanh nghiệp trong ngành thu được lợi nhuận kinh tế bằng không. Nếu giá sản

5. Hãy cho biết nhận xét sau đây là đúng hay sai: “Một doanh nghiệp nên luôn luôn sản xuất ở mức sản lượng ở đó chi phí trung

bình dài hạn là tối thiểu.”

6. Giả sử đường cầu trong ngành cạnh tranh tăng lên (dịch chuyển sang phải). Các bước theo đó thị trường cạnh tranh là tăng sản

lượng là gì? Câu trả lời của bạn thay đổi như thế nào nếu chính phủ quy định giá trần lên sản phẩm của ngành.

7. Tiền lương trả cho nhân công phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngành như thế nào?

8. Các nhà sản xuất gạo Nhật Bản sản xuất ở mức chi phí cực kỳ cao, và chi phí cơ hội của đất là cao và không có khả năng khai

thác kinh tế theo quy mô. Hãy phân tích hai chính sách nhằm duy trì sản xuất gạo ở Nhật: 1) trợ cấp cho những nông dân Nhật không căn cứ theo lượng họ sản xuất; hay 2) đánh thuế nhập khẩu. Hãy sử dụng đồ thị cung cầu để minh họa giá và sản lượng trong nước, doanh thu của chính phủ, phần mất không từ mỗi chính sách. Chính sách nào chính phủ Nhật sẽ ưa dùng hơn? Chính sách nào nông dân thích hơn? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Một ngành cạnh tranh ở cân bằng dài hạn. Sau đó thuế bán hàng đánh vào tất cả các doanh nghiệp trong ngành. Bạn dự kiến điều gì

sẽ xảy ra với giá và số số doanh nghiệp trong ngành và sản lượng của mỗi doanh nghiệp trong dài hạn?

10. Thuế doanh thu 10 đồng đánh vào một nửa số doanh nghiệp (những người gây ô nhiễm) trong ngành cạnh tranh. Số tiền thuế này

được trả lại cho những doanh nghiệp còn lại trong ngành (doanh nghiệp không gây ô nhiễm) dưới dạng trợ cấp 10% giá trị của sản lượng bán ra.

a. Giả sử rằng tất cả các doanh nghiệp có chi phí trung bình dài hạn giống nhau trước khi có chính sách thuế - trợ cấp, bạn dự kiến điều gì xảy ra với giá sản phẩm, sản lượng của mỗi doanh nghiệp và của ngành trong ngắn hạn và trong dài hạn? (Gợi ý: giá liên quan đến sản lượng của ngành như thế nào?)

b. Chính sách như thế này có luôn luôn đạt được cân bằng ngân sách giữa doanh thu thuế và trợ cấp hay không? Tại sao?

11. Chênh lệch giữa lợi nhuận kinh tế và thặng dư sản xuất là gì?

12. Giả sử chính phủ đưa ra luật cho phép trợ cấp nông dân trồng lúa gạo dựa trên diện tích đất canh tác. Chính sách này sẽ ảnh hưởng

như thế nào đến đường cung của ngành lúa gạo?

BÀI TẬP TOP

1. Công ty LMS là một doanh nghiệp nhỏ vì vậy là người chấp nhận giá trên thị trường. Đơn giá sản phẩm công ty là 20 đơn vị tiền. Hàm số tổng chi phí sản xuất của công ty là:

Trong đó q là số lượng sản phẩm.

a. Công ty nên chọn số lượng sản phẩm là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận? b. Khi đó, lợi nhuận là bao nhiêu?

c. Hãy xác định hàm số cung của công ty?

2. Giả sử một công ty có hàm số cầu là:

.

Chi phí trung bình, chi phí biên là cố định và bằng nhau là 10 đơn vị tiền trên đơn vị sản phẩm. a. Chứng minh khi chi phí trung bình cố định thì chi phí trung bình và chi phí biên bằng nhau?

c. Công ty nên chọn mức sản lượng là bao nhiêu để tối đa hóa doanh thu? Lợi nhuận ở mức doanh thu tối đa là bao nhiêu? d. Công ty có thể vừa đạt mức doanh thu vừa đạt mức lợi nhuận tối đa không? Tại sao?

3. Bài tập này đề cập đến mối quan hệ giữa đường cầu và đường doanh thu biên:

a. Chứng minh là nếu đường cầu là một đường thẳng thì đường doanh thu biên chia đôi khoảng cách từ trục tung và đường cầu. b. Chứng minh là nếu đường cầu là một đường thẳng thì khoảng cách theo chiều đứng giữa đường cầu và đường doanh thu biên là

, trong đó b (< 0) là độ dốc của đường cầu.

c. Chứng minh là nếu đường cầu có dạng , khoảng cách theo chiều đứng giữa đường cầu và đường doanh thu biên là một hệ số nào đó của chiều cao đường cầu, với hệ số này phụ thuộc vào hệ số co giãn của cầu theo giá.

4. Giả sử hàm số sản xuất của một công ty đối với một loại sản phẩm như sau:

Trong đó: q là số sản phẩm, L là số lao động. Công ty là người chấp nhận giá đối với sản phẩm bán ra (giá thị trường là P) và lao động (đơn giá lao động trên thị trường là w).

a. Hãy xác định hàm số cung của sản phẩm này của công ty với dạng: b. Hãy cho thấy hàm số cung này thay đổi như thế nào khi w thay đổi?

5. Giả sử một công ty có chi phí trong ngắn hạn là:

Nếu sản phẩm bán với giá là 20 đơn vị tiền thì công ty nên chọn sản lượng là bao nhiêu? Khi đó lợi nhuận là bao nhiêu?

6. Giả sử hàm số sản xuất của sản phẩm HQB là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó q là sản lượng và L là số lao động. Nếu trong ngắn hạn K = 100, như thế hàm số sản xuất trong ngắn hạn là:

.

Nếu w = 5 đơn vị tiền và v = 10 đơn vị tiền, hãy chứng tỏ hàm tổng chi phí trong ngắn hạn là: .

7. Giả sử có 100 công ty cùng sản xuất một loại sản phẩm đang hoạt động trong một ngành sản xuất. Mỗi công ty có đường tổng chi

phí trong ngắn hạn là:

a. Hãy xác định đường cung trong ngắn hạn với q là hàm số của giá cả thị trường P?

b. Giả sử không có mối quan hệ nào về mặt sản lượng giữa các công ty này, hãy xác định đường cung trong ngắn hạn của toàn ngành sản xuất.

c. Giả sử đường cầu của thị trường đối với loại sản phẩm này là: .

Hãy xác định điểm cân bằng của thị trường?

8. Một thị trường cạnh tranh hoàn toàn có 1.000 công ty. Trong nhất thời, từng công ty có số lượng cung ứng ra thị trường là 100

đơn vị sản phẩm. Nếu hàm số cầu của thị trường là: .

a. Hãy tính giá cân bằng của thị trường trong nhất thời? b. Hãy xác định đường cầu cho từng công ty?

9. Giả sử hàm số cầu của sản phẩm B là:

. Hàm số cung là:

a. Hãy xác định số lượng và giá cả cân bằng?

b. Giả sử là chánh phủ đánh thuế 4 đơn vị tiền trên đơn vị sản phẩm? Hãy xác định điểm cân bằng mới của thị trường? Thuế này ai sẽ trả?

10. Một ngành có các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đồng nhất. Các doanh nghiệp có hàm chi phí ngắn hạn giống nhau và có

dạng:

TC = 4q3 - 80q2 + 500q + 5000.

a. Xác định các hàm chi phí AVC, AFC, AC và MC. b. Xác định mức giá mà các doanh nghiệp ngưng sản xuất.

c. Giả sử giá thị trường là 800 đvt. Các doanh nghiệp sẽ sản xuất sản lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận?

11. Chi phí sản xuất của một xí nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo như sau:

Q 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

a) Xác định các chi phí AFC, AVC, AC, MC tại các mức sản lượng.

b) Vẽ các đường chi phí và cho biết với mức giá nào thì doanh nghiệp có lời; mức giá nào doanh nghiệp bị lỗ nhưng vẫn sản xuất; và mức giá ngưng sản xuất.

MỘT SỐ THUẬT NGỮ TOP

Thuật ngữ Viết tắt Nguyên tiếng Anh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Perfect competitive market

Người chấp nhận giá Price taker

Nhập và xuất ngành Entry and exit

Đường cung ngắn hạn của ngành SRSS Short - run supply curve Đường cung dài hạn của ngành LRSS Long - run supply curve

Quy luật một giá Law of one price

Thặng dư sản xuất PS Producer surplus

CHƯƠNG 6

THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO

A. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN

Một phần của tài liệu tài liệu lý thuyết hành vi người tiêu dùng (Trang 73 - 78)