II. ĐỘC QUYỀN NHÓM
7. ĐƯỜNG CẦU TẬP QUYỀN GẤP KHÚC
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀNH ẢO
A. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN TOP
Cực đối lập với thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường độc quyền. Một thị trường được xem như là độc quyền khi chỉ có một
nhà cung ứng trên thị trường đó. Như thế, đường cung của nhà sản xuất cũng chính là ngành; đường cầu của thị trường chính là đường
cầu đối với nhà độc quyền. Như ta biết, đường cầu có xu hướng dốc xuống về phía phải, nghĩa là để bán được nhiều hàng hóa hơn nhà độc quyền phải giảm giá bán. Không giống như trên thị trường cạnh tranh hoàn toàn, mọi quyết định của nhà cung ứng về mặt số
lượng có ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường. Ở nước ta có thể kể đến một số ngành còn mang tính chất độc quyền như bưu chính
viễn thông, điện, nước, hàng không, v.v. Một ngành được xem là độc quyền hoàn toàn khi nó thỏa mãn hai điều kiện sau:
1. Những đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập ngành. Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn không có đối thủ cạnh tranh và do vậy có thể tùy ý định sản lượng hay giá mà không e ngại thu hút những doanh nghiệp khác nhập ngành. Sự nhập ngành của các doanh nghiệp mới sẽ rất khó khăn vì một số rào cản (sẽ được đề cập dưới đây).
2. Không có những sản phẩm thay thế tương tự. Nếu không có sản phẩm thay thế tương tự với sản phẩm của mình, nhà độc quyền sẽ không lo ngại về phản ứng của các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm khác đối với chính sách giá của mình đến bởi vì những sản phẩm đó hầu như không thể thay thế cho sản phẩm của nhà độc quyền.
Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao độc quyền xuất hiện trên thị trường của một hàng hóa trước khi phân tích ảnh hưởng của nhà độc quyền đến giá và sản lượng trên thị trường.
I. CÁC NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN ĐỘC QUYỀN TOP
Nguyên nhân xuất hiện độc quyền là do các doanh nghiệp khác không thể kiếm được lợi nhuận khi cung ứng một hàng hóa hay không thể gia nhập vào một ngành nào đó. Do vậy, những hàng rào ngăn cản sự nhập ngành là nguồn gốc của sự độc quyền. Nếu những doanh nghiệp khác có thể tham gia vào thị trường thì doanh nghiệp sẽ không còn là nhà độc quyền nữa. Chúng ta có thể phân loại ra những loại rào cản sau.
I.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT TOP
Thông thường độc quyền xuất hiện trong những ngành có tính kinh tế nhờ quy mô. Trong những ngành này đường chi phí trung bình (AC) giảm dần khi sản lượng cao hơn (hình 6.1). Những doanh nghiệp có quy mô lớn thường là những doanh nghiệp sản xuất với chi phí thấp hơn những doanh nghiệp khác nhờ vào kinh nghiệm, tính kinh tế của quy mô, v.v. Do đó, những doanh nghiệp lớn có khả năng loại trừ những doanh nghiệp khác ra khỏi ngành bằng cách cắt giảm giá (mà vẫn có thể thu được lợi nhuận), từ đó tạo ra thế độc quyền cho mình.
Giả sử một ngành có đường LAC như hình 6.1. Một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ sản xuất tại mức sản lượng QA, tương ứng với chi phí trung bình là ACA, thấp hơn những doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp có thể giảm giá bán đến mức ACA để loại trừ
những doanh nghiệp nhỏ hơn ra khỏi thị trường. Chẳng hạn, một doanh nghiệp có quy mô nhỏ sản xuất mức sản lượng QB, sẽ có chi phí trung bình ACB, tương đối cao. Doanh nghiệp này sẽ bị thua lỗ khi giá xuống dưới mức ACB và sẽ rời bỏ ngành trong dài hạn. Khi doanh nghiệp lớn đã thành công trong việc loại trừ tất cả các doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường, họ sẽ thiết lập vị thế độc quyền của mình trên thị trường.
Một khi vị thế độc quyền được thiết lập, sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp khác sẽ rất khó khăn, bởi vì những doanh nghiệp mới thường sản xuất ở mức sản lượng thấp và như vậy phải chịu chi phí (trung bình) cao. Những doanh nghiệp này sẽ dễ dàng bị nhà độc quyền loại khỏi thị trường bằng cách giảm giá. Sự độc quyền hình thành từ con đường cạnh tranh bằng chi phí như vậy được gọi là độc quyền tự nhiên.
I.2. PHÁP LÝ TOP
Nhiều nhà độc quyền được tạo ra từ nguyên nhân pháp lý chứ không phải từ nguyên nhân kinh tế như trên. Chúng ta có thể thấy pháp luật tạo ra sự độc quyền dưới dạng hai hình thức sau:
1. Pháp luật bảo hộ bằng phát minh, sáng chế. Bằng phát minh, sáng chế được pháp luật bảo vệ là một trong những nguyên nhân tạo ra độc quyền vì luật bảo hộ bằng sáng chế chỉ cho phép một nhà sản xuất sản xuất mặt hàng vừa được phát minh và do vậy họ trở thành nhà độc quyền. Một thí dụ điển hình về việc chính phủ ban cho thế độc quyền là hệ điều hành Windows của Microsoft. Trước đây, Microsoft được chính phủ Mỹ cho phép độc quyền sản xuất và kinh doanh hệ điều hành Windows trong một khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở này, Microsoft tiếp tục phát triển thêm sản phẩm mới và, vì vậy, duy trì thế độc quyền của mình. Cơ sở của việc bảo hộ bản quyền là việc bảo hộ sẽ làm cho các phát minh mới dễ sinh lợi, từ đó kích thích mọi người nghiên cứu, tìm tòi ra nhiều phát minh mới và tạo điều kiện cho sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
2. Pháp luật bảo hộ những ngành có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Các ngành công nghiệp công ích như điện, nước, thông tin liên lạc, một số kênh phát thanh, truyền hình, v.v. sẽ được bảo hộ hay độc quyền bởi nhà nước vì chúng có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia. Những ngành này thường là các ngành có chi phí sản xuất trung bình giảm dần khi quy mô tăng. Do vậy, chính phủ cho rằng chi phí trung bình sẽ càng thấp khi sản lượng gia tăng và nó sẽ đạt mức thấp nhất chỉ khi tổ chức ngành này như là một nhà độc quyền. Mặt khác, sự độc quyền có thể được thiết lập bởi những lý do chính trị, chẳng hạn như ngành phát thanh, truyền hình hay hàng không ở một số nước. Ở nước ta, có lẽ chưa có doanh nghiệp nào giành được thế độc quyền bằng con đường tự do cạnh tranh mà phải nhờ những quyết định mang tính hành chính.
I.3. XU THẾ SÁP NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY LỚN TOP
Trên thế giới hiện nay đang diễn ra xu thế sáp nhập của các công ty lớn. Xu thế này diễn ra do những nguyên nhân sau:
· Áp lực của việc tìm kiếm khách hàng. Việc sáp nhập của các công ty sẽ giúp mở rộng thị trường cho từng công ty. Các công ty, sau khi sáp nhập, sẽ tận dụng được mạng lưới phân phối có sẵn của mình và của cả những công ty trong liên minh để nâng cao thị phần của mình và chiếm lĩnh thị trường. Do vậy, việc sáp nhập có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thu tóm thị trường và hình thành vị thế độc quyền.
· Giảm chi phí sản xuất - kinh doanh. Việc sáp nhập sẽ làm mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nên có thể làm tăng quy mô sản xuất cho từng doanh nghiệp. Điều này có thể tạo ra tính kinh tế nhờ quy mô của quá trình sản xuất. Do vậy, sự sáp nhập có thể giúp doanh nghiệp sử dụng tài nguyền về nhân lực, tiền của, v.v. có hiệu quả hơn.
Như vậy, các công ty lớn này sẽ tạo ra vị thế độc quyền cho chính bản thân mình bằng con đường sáp nhập. Chúng ta có thể thấy sự sáp nhập của các công ty ngày cành trở thành xu hướng phổ biến. Mỗi sự sáp nhập sẽ tạo nên một vị thế độc quyền trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau. Thí dụ, vụ sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay xảy ra khi Hãng Telecom (Ý) đồng ý sáp nhập với hãng Deustche Telekom (Đức). Vụ sáp nhập này trị giá 82 tỷ USD và tạo ra một tập đoàn viễn thông lớn thứ hai thế giới có giá trị vốn trên thị trường là 200 tỷ USD (Thời báo Kinh tế Sài gòn 29-04-1999, trang 9). Exxon mua lại Mobil với giá 73 tỷ USD, 555 mua lại Dunhill, Ngân hàng Mitsubishi hợp nhất với ngân hàng Tokyo thành ngân hàng lớn nhất thế giới cũng là những vụ sáp nhập lớn. Hyundai mua lại LG Semicon: tập đoàn Hàn Quốc Hyundai đã đồng ý trả 2,56 ngàn tỷ won, tương đương 2,15 tỷ USD để mua lại công ty chuyên sản xuất vi mạch điện tử LG Semicon của tập đoàn LG. Thỏa thuận này sẽ tạo ra nhà sản sản xuất vi xử lý lớn hàng thứ hai trên thế giới (Thời báo Kinh tế Sài gòn 29-04-1999, trang 9)