Nhồi bit (Bit stuffing) thường không được coi như một phương pháp bảo toàn dữ
liệu độc lập, mà thường được sử dụng với mục đích chính là tạo một dãy bit thuận lợi cho việc đóng gói dữ liệu và mã hóa bit. Các bức điện thường dùng một dãy bit đặc biệt làm cờ hiệu khởi đầu và kết thúc, do vậy đòi hỏi trong phần còn lại không được phép xuất hiện mẫu bit này. Bên cạnh đó, trong quá trình mã hóa bit người ta cũng cố
gắng triệt tiêu dòng một chiều bằng cách loại bỏ các chuỗi dài bit 1 liên tục. Vì vậy, người ta tìm cách nhồi thêm một số bit vào dãy bit nguyên bản để tránh trùng lặp với một số mẫu bit đặc biệt. Hiệu ứng phụ của cách làm này chính là tạo điều kiện cho bên nhận dễ phát hiện lỗi hơn, ví dụ trong trường hợp mẫu bit đặc biệt xuất hiện trong phần nội dung của bức điện nhận được.
Phương pháp nhồi bus được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Bên gửi: Nếu trong dữ liệu có n bit 1 đứng liền nhau thì thêm 1 bit 0 vào ngay sau
đó. Như vậy trong dãy bit được truyền đi không thể xuất hiện n + 1 bit 1 đi liền nhau.
Bên nhận: Nếu phát hiện thấy n bit 1 liền nhau mà bit tiếp theo là 0 thì được tách ra, còn bit 1 thì dữ liệu chắc chắn bị lỗi.
Ví dụ với n = 5 (nhưở CAN-Bus): Thông tin nguồn I = 0111111 Thông tin gửi đi D =01111101
Nếu thông tin nhận được D’: 01111101, bên nhận có thể coi xác suất cao không có lỗi, thông tin I sẽđược phục hồi bằng cách bỏ đi bit 0 đứng sau 5 bit 1 dứt được gạch chân).
Nếu thông tin nhận được D’: 1111101, qua mẫu bit đặc biệt bên nhận sẽ phát hiện ra lỗi.
Trong thực tế, cả ba phương pháp bit chẵn lẻ, CRC và nhồi bit đều có thể sử
dụng phối hợp. Ví dụ một thông tin nguồn, sau khi đã áp dụng phương pháp CRC, có thể tính bit chẵn lẻ cho phần thông tin bổ sung (R). Toàn bộ dãy bit nhận được có thể
lại đưa qua khâu nhồi bit hoặc bức điện có thểđược truyền theo từng ký tự UART với kiểm tra chẵn lẻ cho từng ký tự, trước khi thực hiện mã hóa bit.