Các tiêu chuẩn trong mã hóa bit

Một phần của tài liệu Giáo trình KỸ THUẬT THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP (Trang 59 - 60)

Tn s ca tín hiu

Các tín hiệu được sử dụng trong truyền dữ liệu thường không phải là các dao

động điều hòa, tần số của chúng biến thiên theo thời gian, phụ thuộc vào dãy bit cần mã hóa và phụ thuộc vào phương pháp mã hóa bit. Cần phân biệt giữa tần số tín hiệu và tần số nhịp của bus. Đối với một tốc độ truyền cố định thì tần số nhịp là một hằng số, còn tần số tín hiệu có thể thay đổi. Tuy nhiên tần số tín hiệu cũng tỷ lệ một cách tương đối với tần số nhịp, nó có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tần số nhịp, tùy theo cách mã hóa bit. Tần số của tín hiệu ảnh hưởng tới nhiều tính năng của hệ thống. Tín hiệu có tần số càng cao hoặc dải tần rộng một mặt sẽ gây ra suy giảm tín hiệu càng lớn, mặt khác sẽ gây nhiễu điện từ lớn hơn ra môi trường xưng quanh. Nhược điểm thứ nhất dẫn đến phải hạn chế chiều dài dây dẫn hoặc phải sử dụng bộ lặp, trong khi nhược

điểm thứ hai ảnh hưởng tới hạn chế phạm vi sử dụng. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp trở lại khả năng nâng cao tốc độ truyền. Trong phương pháp truyền tải dải cơ sở

thì cách duy nhất để nâng cao tốc độ truyền là tăng tần số nhịp bus, đồng nghĩa với việc gián tiếp tăng tần số tín hiệu.

Tần số tín hiệu cao cũng đòi hỏi các thiết bị có khả năng làm việc với tần số cao.

Đương nhiên, giá thành sản xuất các thiết bị này sẽ là một yếu tố cản trở khả

năng ứng dụng.

Thông tin đồng b hóa có trong tín hiu

Trong trường hợp chế độ truyền dẫn được chọn là đồng bộ, nếu một phương pháp mã hóa bit tạo ra tín hiệu có mang kèm theo thông tin đồng bộ hóa nhịp sẽ tiết kiệm dây dẫn tín hiệu nhịp. Ví dụ, nếu tín hiệu mang thông tin là một dao động điều hòa có tần số trùng với tần số nhịp của bus hoặc là một bội số của tần số nhịp, tức là ở

mỗi nhịp bus đều có ít nhất một xung tín hiệu thì việc đồng bộ hóa giữa bên gửi và bên nhận thông tin sẽ được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các hệ thống thường không yêu cầu tín hiệu đồng bộ có ở mỗi nhịp, mà có thểở cách quãng đều đặn vài nhịp.

Trit tiêu dòng mt chiu

Hiện tượng dòng một chiều sinh ra do một loạt các bit giống nhau (0 hoặc 1) ứng với một mức tín hiệu cao được phát liên tục. Điều này không những gây khó khăn cho việc đồng bộ hóa giữa các đối tác truyền thông, mà còn ảnh hưởng tới nhiều yếu tố kỹ

thuật khác.

Cũng để tiết kiệm dây dẫn và đơn giàn hóa công việc lắp đặt, đặc biệt trong môi trường dễ cháy nổ, khả năng đồng tải nguồn nuôi cho các thiết bị tham gia mạng với cùng một dây dẫn là rất thiết thực. Dòng nuôi có thể xếp chồng lên tín hiệu mang

thông tin, nếu như tín hiệu này không mang sẵn dòng một chiều. Muốn vậy, phương pháp mã hóa bit cần tạo ra sự trung hòa mức tín hiệu ứng với các bit 0 và 1 để triệt tiêu dòng một chiều.

Sự tồn tại của dòng một chiều còn gây ra rất nhiều khó khăn trong kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu. Cụ thể, mức độ trội tín hiệu rất khó xác định một cách đúng mức, dẫn đến việc nhận biết tham số thông tin ví dụ qua giá trị biên độ gặp trở ngại. Chếđộ

làm việc của các thiết bị thu phát cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tồn tại của dòng một chiều. Nếu vượt quá một giới hạn nhất định, dòng một chiều dễ gây phát xung nguy hiểm trong các môi trường dễ cháy nổ.

Tính bn vng vi nhiu và kh năng phi hp nhn biết li

Khả năng kháng nhiễu của một tín hiệu số cũng phụ thuộc nhiều vào phương pháp mã hóa bit. Ví dụ, dải tần càng hẹp thì tín hiệu càng bền vững hơn đối với nhiễu. Hoặc, các phương pháp mã hóa chênh lệch bền vững với nhiễu hơn các phương pháp mã hóa giá trị tuyệt đối, các phương pháp mã hóa điều tần bền vững hơn mã hóa điều biên...

Nếu một phương pháp mã hóa bit tạo ra một tín hiệu có những đặc thù riêng, theo một mẫu biệt lập thì bên nhận có thêm khả năng để nhận biết lỗi nếu tín hiệu bị sai lệch mà không cần bổ xung thông tin kiểm lỗi.

Một phần của tài liệu Giáo trình KỸ THUẬT THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)