Hiệu suất đường truyền và tính năng thời gian thực:

Một phần của tài liệu Giáo trình KỸ THUẬT THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP (Trang 160 - 161)

Với giả thiết tải tương đối lớn và không thay đổi, hiệu suất đường truyền tối ưu trong mạng Ethernet được xác định theo công thức ([l])

Hiệu suất tối ưu = l 1 1+2evl/cn

với e là giá trị tối ưu cho số khe thời gian tranh chấp trên một khung, v là tốc độ

truyền, 1 là chiều dài dây dẫn, c là tốc độ lan truyền tín hiệu và n là chiều dài trung bình của một khung tính bằng bit.

Hiệu suất tối ưu là một giá trị lý tưởng, chỉ đạt được khi đường truyền được sử

dụng liên tục và hầu như không có xung đột trên đường truyền. Khi số lượng trạm tăng lên, nếu không có sựđiều khiển ở lớp giao thức phía trên thì hiệu suất sẽ giảm đi đáng kể. Trên hình 3.44 là đồ thị mô tả quan hệ giữa hiệu suất đường truyền và số lượng trung bình các trạm đồng thời chờ gửi thông tin; Lưu ý, số trạm ghi trên trục hoành không phải là số trạm trong mạng. Hiệu suất thực tế khó có thể xác định một cách chính xác cho một cấu hình mạng.

Như vậy, việc tăng tốc độ hoặc khoảng cách đều dẫn tới giảm giá trị hiệu suất tối

ưu. Nhưng điều đó không có nghĩa là tăng tốc độ truyền sẽ ảnh hưởng xấu tới tính năng thời gian thực của hệ thống. Lưu ý sự khác nhau giữa hiệu suất sử dụng đường truyền (tối ưu) và tính năng thời gian thực của hệ thống. Mặc dù phương pháp truy nhập bus là ngẫu nhiên, tính năng thời gian thực có thể cải thiện rất nhiều nếu cơ chế

giao tiếp của các lớp trên được thiết kế hợp lý. Cụ thể, thông qua cơ chế giao tiếp của các lớp trên được thiết kế hợp lý. Cụ thể, thông qua cơ chế giao tiếp phía trên các ta có thể bổ sung biện pháp kiểm soát truy nhập và tránh được xung đột. Ví dụ, trong một mạng cấp thấp có thể thực hiện cơ chế giao tiếp chủ/tớ và hỏi tuần tự. Nếu chỉ có một trạm chủ thì việc xảy ra xung đột sẽ không xảy ra, trừ trường hợp có các thông báo đột xuất. Nếu số lượng trạm chủ là 2, ta có thề xác suất trường hợp các trạm phải thử nhiều lần sau khi xảy ra xung đột. Theo luật toán BEB, xác suất hai trạm xung đột tới lần thứ

2 là 0,5, lần thứ 3 là 0,5/4 = 0,125, lần thứ 4 là 0,125/8 = 0,015625... Tổng quát, khi đã xảy ra xung đột thì xác suất hai trạm lại xung đột tới lần thứ i (i > 2) là p(i) = p(i-1)/2i-1 Có thể thấy khi số lượng trạm có thể cùng xung đột nhiều hơn 2 thì việc tính toán sẽ

trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Hình 3.38: Hiệu suất đường truyền Ethernet 10Mbit/s

Bên cạnh vấn đề bất định trong truy nhập bus, cần phải xét tới độ tin cậy của mạng Ethernet. Mặc dù Ethernet có khả năng phát hiện lỗi xung đột và các lỗi khung, các trạm không hề có xác nhận về trạng thái các bức điện nhận được. Như vậy, việc trao đổi thông tin một cách tin cậy nhất thiết phải nhờ vào một giao thức thích hợp phía trên. Trong các hệ thống mạng cục bộ văn phòng cũng như các mạng công nghiệp dựa trên Ethernet, tập giao thức TCP/IP được sử dụng rộng rãi nhất. Thông qua các cơ

chế xác nhận thông báo, gửi lại dữ liệu và kiểm soát luồng giao thông, độ tin cậy cũng như tính năng thời gian thực của hệ thống được cải thiện đáng kể.

Một phần của tài liệu Giáo trình KỸ THUẬT THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP (Trang 160 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)