Yêu cầu thiết kế chi tiế t:

Một phần của tài liệu Giáo trình KỸ THUẬT THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP (Trang 177 - 178)

Một phương pháp được áp dụng phổ biến khi lựa chọn một hệ thống bus là phương pháp loại trừ dần dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:

* Cấu trúc: Topology, chiều dài tối đa của mạng, số trạm tối đa trong một đoạn (segment).

* Đặc tính thời gian: Tính năng thời gian thực (đủ nhanh, kịp thời, dự đoán

được), thời gian phản ứng tiêu biểu.

* Khả năng truyền tải dữ liệu: Tốc độ tối đa và độ dài dữ liệu hữu ích tối đa trong một bức điện (telegram).

* Độ tải nguồn: Khả năng cung cấp nguồn của bus cho các thiết bị tham gia (trạm) .

* Độ linh hoạt: Khả năng lắp đặt và thay thế các trạm trong khi vận hành, khả

năng mở rộng hệ thống (ví dụ khi mở rộng sản xuất).

* Độ an toàn: Loại trừ khả năng gây cháy nổ, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh.

* Độ bền vững, tin cậy: Hoạt động ổn định trong khi có ảnh hưởng nhiều từ môi trường xung quanh.

* Chuẩn hóa: Điều khiển cho khả năng tương tác, tính năng mở của hệ thống, tránh lạc hậu trong tương lai.

* Công cụ hỗ trợ: Phần mềm quản trị mạng, hỗ trợ giám sát, chẩn đoán sự cố.

Đối với một ứng dụng cụ thể, có thể có nhiều giải pháp tỏ ra thích hợp mà chỉ

khác nhau ở một số điểm nhỏ. Trong những trường hợp như vậy, cần phân tích và

đánh giá một cách thận trọng, kỹ lưỡng. Ngay cả trong các thông số kỹ thuật tưởng chừng tương đương, nhưng lại khác nhau một cách cơ bản, vì thếđòi hỏi phải cân nhắc thận trọng. Ví dụ, không phải trong một lĩnh vực ứng dụng nào cũng cần có một hệ

thống bus có tốc độ truyền tải dữ liệu thật cao mà yếu tố quan trọng hơn là thời gian phản ứng phải nhỏ và dựđoán trước được.

Một phần của tài liệu Giáo trình KỸ THUẬT THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP (Trang 177 - 178)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)