Các bước tiến hành:

Một phần của tài liệu Giáo trình KỸ THUẬT THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP (Trang 173 - 174)

Dựa vào các yêu cầu cụ thể như đã nêu, quá trình thiết kế và đưa vào vận hành một hệ thống mạng có thể tiến hành theo các bước sau đây:

* Lựa chọn kiến trúc điều khiển: Điều khiển tập trung, điều khiển phân tán kiểu DCS hoặc điều khiển phân tán trường.

* Lựa chọn giải pháp mạng: Giải pháp mạng nhiều khi cũng phụ thuộc vào giải pháp hệ thống, song trong thực tế vẫn có thể có một vài sự lựa chọn. Thông thường ta có thể lựa chọn một tổ hợp giải pháp bus hệ thống và bus trường "ăn ý" với nhau, như

sẽ trình bày chi tiết trong mục 5.2.

* Lựa chọn cơ chế giao tiếp: Cơ chế hỏi đáp tuần tự, vào/ra tuần hoàn hay không tuần hoàn, chào hàng loạt hàng, lập lịch hoặc không lập lịch, vào/ra theo sự kiện hoặc thông báo theo yêu cầu.

* Lựa chọn thiết bị: Đánh giá hiệu suất làm việc của các thiết bị trên cơ sở thời gian cập nhật dữ liệu vào/ra, độ rung của chu kỳ điều khiển và hiệu suất thực hiện thuật toán điều khiển. Khảo sát các đặc tính truyền thông của các thiết bị như tốc độ

truyền, cơ chế giao tiếp, kiểu giao tiếp, chứng chỉ tương thích giao thức.

* Thiết kế cấu trúc mạng: Sử dụng cấu trúc mạng thích hợp như đường trục mường nhánh, mạch vòng, hình sao hoặc cây, đảm bảo được các yêu cầu về số trạm, tốc độ truyền và khoảng cách truyền.

* Chọn cấu hình các bộ nguồn cho mạng: Đánh giá và tính toán công suất các bộ

nguồn cấp sao cho phù hợp với số trạm, kiểu thiết bị và cáp nối/bộ nối cũng như thỏa mãn các yêu cầu về chống nhiễu, chống cháy nổ.

* Đặt cấu hình mạng: Sử dụng các máy tính với phần mềm cấu hình mạng, các công cụ cấu hình chuyên dùng, các công tắc và chốt tại thiết bị để đặt địa chỉ, tốc độ

truyền, quan hệ giao tiếp... Đối với nhiều hệ thống, việc đặt cấu hình mạng liên quan trực tiếp tới lập trình ứng dụng.

* Tiếp đất: Nối các đường dây trung tính của nguồn DC cũng như vỏ bọc với đất có trở kháng thấp. Nếu sử dụng nhiều nguồn cấp, chỉ sử dụng đường tiếp đất tại một

nguồn, tốt nhất là gần với trung tâm của mạng.

* Chạy thử: Kiểm tra hoạt động truyền thông với nhiều sách lược thử khác nhau, có thể với một số hoặc toàn bộ các thiết bị bật nguồn. Lưu ý rằng hầu hết các lỗi truyền thông liên quan tới cáp truyền, trở đầu cuối, tiếp đất, nguồn cho mạng, địa chỉ

và tốc độ truyền.

* Chẩn đoán lỗi: Lỗi thiết bị, lỗi hở mạch, nhiễu điện từ, tín hiệu méo hoặc suy giảm có thể nhận biết bằng nhiều phương pháp. Một số lỗi phần còn lại. Có thể sử

dụng các công cụ chuyên dùng như bus monitor hoặc các máy lập trình với các phần mềm cấu hình mạng để chuẩn đoán. Phần trình bày trong chương 2 chính là các kiến thức cơ sở quan trọng giúp ích cho việc phân tích và chuẩn đoán lỗi.

Một phần của tài liệu Giáo trình KỸ THUẬT THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP (Trang 173 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)