Quan điểm của Luro

Một phần của tài liệu Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội (Trang 32 - 34)

Eliacin Luro là thanh tra bản xứ vụ ( inspecteur des affaires indigènes ) trong chính quyền Pháp mới đặt ở Nam Kỳ. Luro còn là tác giả một giáo trình về

hành chính Việt Nam dùng cho Trường các viên chức tập sự Pháp ( Collège des stagiaires ). Giáo trình này gồm 45 bài, dày 562 trang, đề cập đến các vấn đề tổ

chức chính quyền Việt Nam dưới nhà Nguyễn, vấn đề địa bộ, thuế má, giáo dục, v.v. ( Cours d'administration annamite, Saigon, 1905 ). Qua giáo trình này ta thấy Luro là người thông hiểu khá nhiều về Việt Nam. Bởi vậy ý kiến của Luro về chữ viết và ngôn ngữở Việt Nam đáng được lưu ý. Sau đây là những

đoạn trích dịch từ bài 38 vềgiáo dục quốc dân ( instruction publique ) của Luro:

" Trước hết, bắt đầu ta phải gạt qua một bên những tư duy theo kiểu Âu Châu của chúng ta. Chúng ta phải hiểu ngay rằng chúng ta đứng trước một hệ thống chữ viết tượng hình ( hiéroglyphique ) chứ không phải ngữ âm. Trí nhớ cần thiết không còn là trí nhớ thuộc về âm tiếng, trí nhớ về từ, trí nhớ về ngôn ngữ. Chúng ta phải tạo ra một trí nhớ mới; một trí nhớ của đôi mắt, của người họa sĩ

[ để học chữ nôm hay chữ Hán, NPP ]... Tất cả cái khó khăn trong việc học [ chữ tượng hình ] nằm trong trí nhớ của hình vẽ, của hình thể, phải vẽ, vẽ không ngừng trong những năm học đầu, đó là bí quyết.

Chúng ta [ chính quyền Pháp ] đã phá bỏ những cái ấy [ cách giáo dục truyền thống của Việt Nam với ông đốc học ở cấp tỉnh, giáo thụ cấp phủ, huấn đạo cấp huyện, với chữ Hán, với tứ thư, ngũ kinh,... NPP chú thích ]. Xuất phát từ cái ý thoạt nhìn có vẽ quyến rũ là không có gì giản đơn hơn việc thay thế hệ tín hiệu tượng hình bằng hệ tín hiệu ngữ âm, chúng ta đã truất bỏ [...] các trường tiểu học tự do kiểu cũ. Thay thế các vị giáo học của các trường theo kiểu truyền thống, chúng ta đưa vào các đứa trẻđược huấn luyện trong những năm đầu của cuộc chiếm đóng, chỉ mới biết đọc, biết viết tiếng thông thường ( langue

vulgaire ), và biết bốn phép toán.

Rồi chúng ta bắt mỗi làng phải gửi một số qui định học sinh đến trường [...] Hậu quả là các làng mộ học sinh cho các trường quốc ngữ của chúng ta, kiểu như họ mộ lính, bằng cách trả tiền cho gia đình của học sinh, và công cuộc giáo dục bắt buộc của chúng ta tính như một thứ thuếđánh thêm vào dân.

Học đọc và viết theo ngữ âm là một trò chơi; khi người ta biết đọc biết viết, người ta không biết gì cả vì cũng thể như người ta ở trong tình trạng một con vẹt cầm bút.

Biết đọc biết viết chữ Hán có nghĩa là đã bỏ ra vài năm thời niên thiếu vào những cuốn sách luân lý, lịch sử, học chúng và hiểu chúng. Như vậy thật sự có thể nói rằng [ học chữ Hán là ] đã thu nhận được giáo dục bởi vì các thầy giáo không xao lãng mặt này.

Với hệ thống [ giáo dục ] của chúng ta [...] học sinh ra trường mà chẳng được dạy dỗ về luân lý, và không có một giáo dục nào cả.

Nếu kết quả các trường học của chúng ta thâu lượm được là con số không thì phải dẹp hết chăng ? Chắc chắn là không. Nhưng không nên tạo lập thêm. Phải nâng cao đào tạo giáo viên, bắt họ phải biết tiếng quan thoại như họ hiểu biết

tiếng thông thường ( vulgaire ); bắt họ phải dạy hai thứ tiếng đó, hai tiếng này còn cần thiết trong nhiều năm nữa ...

Tôi không muốn sự dùng chữ tượng hình tiếp tục mãi. Nhưng tôi cho rằng muốn phá bỏ ( détruire ) chúng... thì phải hiểu biết chúng để vận động một cách cẩn thận. Tôi nhìn nhận rằng chúng không thểđược thay thế hoàn toàn trước khi một ngôn ngữ bình dân hoàn hảo hơn được tạo ra, tôi biết rằng phương tiện duy nhất để chuyển từ tiếng Việt qua tiếng Pháp là việc sử dụng các con chữ la- tinh [...] Sau cùng tôi cho rằng sự thay thế một hệ chữ viết này bằng một hệ

khác là không tùy thuộc vào một nghịđịnh của chính phủ mà ý chí sẽ bị tan vỡ

trước sức ỳ của dân chúng và trước sức mạnh của sự sử dụng trong thương mãi ...

Thưa các Ngài, nguồn gốc của những sai lầm đó là người ta cứ tưởng là người ta có thể dạy trong vài năm cho một dân tộc quên đi được ngôn ngữ và phong tục của mình ...

Bài này viết cuối năm 1873 và đánh dấu tình trạng giáo dục thời bấy giờ ".

Một phần của tài liệu Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)