Diện mạo quốc ngữ qua một số tác giả, tác phẩm

Một phần của tài liệu Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội (Trang 62 - 64)

Xét diện mạo của quốc ngữ qua một số tác giả, tác phẩm của mỗi thời kỳ, ta sẽ

thấy những nét như sau.

De Rhodes trong cuốn Dictionarium thế kỷ 17 đặt trọng tâm vào tiếng Việt phổ

thông, đại chúng. Trong tác phẩm của mình, ông không hề đưa Hán văn vào. Cuốn Dictionarium của de Rhodes là công trình khai phá về mặt chữ viết cũng như lần đầu tiên đã phác họa diện mạo tiếng Việt với những nét chân phương về âm ngữ, ngữ nghĩa, cú pháp.

Kếđến hai cuốn tựđiển của Pierre Pigneaux thế kỷ 18 và của J.L.Taberd thế kỷ

19 đã dành cho chữ Hán một địa vị quan trọng. Tiếng Việt ở hai cuốn sách này

đã phải nhường chỗ cho sự có mặt khá nổi bật của chữ Hán. Vả chăng cung cách thực hiện chúng là theo sát quan niệm của hai tác giả : " Phải truyền đạo bằng cách tấn công vào cái tim và cái đầu của xã hội mà ta muốn xâm nhập. Muốn được như vậy phải gây ấn tượng với giới có học, trên mặt khoa học cũng như trên mặt văn hoá. Muốn lôi kéo vào đạo Ki Tô những nhà nho hay những quan chức có thế quyền trong xã hội Đàng Trong, thì phải nhữ họ và chinh phục họở lĩnh vực mà họ giỏi. " (xem chương 2, 2.1, sách này).

Tiếng Việt trong sáng tác của ba vị Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký và Huình Tịnh Paulus Của ở buổi đầu chữ quốc ngữ trong Nam, không bị nhuốm

đậm màu Hán ngữ như nhóm Nam Phong sau này. Như qua cuốn J.B.-P. Trương Vĩnh Ký, Petit dictionnaire français-annamite, Saigon, Imprimerie de la Mission Tân Định, 1884, ta thấy tác giả không lạm dụng những từ gốc Hán

để giải thích các từ tiếng Pháp. Đọc Tập Chuyến đi Bắc-Kì năm Ất-Hợi (1976),

ta thấy văn phong tiếng Việt của Trương Vĩnh Ký rất sáng sủa, gãy gọn, báo trước văn bút ký hiện đại. Còn cuốn Đại-Nam Quốc-Âm Tự-Vịcủa Huình Tịnh Paulus Của tuy theo lối trình bày trong cuốn Dictionariumcủa Pierre Pingeaux bằng cách đưa chữ tượng hình vào trước chữ quốc ngữ (xem chương 2, 2.1., sách này) nhưng những lời giải thích phần lớn là thuần Việt, có khi là phương ngữ miền Nam. Phương ngữ này hiểu theo Trương Vĩnh Ký (1883, tr.4) là tiếng Việt nói từ tỉnh Quảng Nam đến tận mút ranh giới cực nam Đàng Trong (Basse Cochinchine).

Các nhà nho trong phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục ởđầu thế kỷ

20 nhắm vào việc đả phá tư tưởng lạc hậu của bọn hủ nho, từ bỏ lối học từ

chương trong khoa cử, cổ động học quốc ngữ, khoa học kỹ thuật, v.v. Chủ

trương rõ ràng là không những đưa chữ quốc ngữ lên làm chữ viết chính thức của nước Việt (Chữ quốc ngữ là hồn trong nước) mà còn tin tưởng vào sức mạnh của tiếng Việt trong việc chuyển tải các tư tưởng mới :

Sách các nước, sách Chi-na Chữ nào nghĩa ấy dịch ra tỏ tường

(Bài hát khuyên học chữ quốc ngữ)

Đường lối hoạt động như vậy nên quốc ngữ trong Quốc văn tập đọc là một thứ

tiếng Việt phổ biến, có sức mạnh tuyên truyền dễ đi vào quần chúng. Các tác giả những bài hát trong Quốc văn tuy là khuyết danh nhưng có phần chắc là những nhà mới học chữ quốc ngữ và đến từ những địa phương khác nhau. Do

đó có một số viết sai chính tả (xem Vũ Văn Sạch và đtg, 1997, 108-156).

Sau cùng tiếng Việt của nhóm Nam Phong nói chung là một thứ tiếng Việt " cao đẳng ", đậm màu Hán ngữ, với những ưu điểm và nhất là khuyết điểm của nó (xem mục 2 trên đây).

Tưởng cũng nên nhắc đến cuốn Việt-Nam Tự-điển do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo từ 1923 và in năm 1931 do nhà in Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội. Ban biên tập ngoài Phạm Quỳnh còn có Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Đổ Thận, Nguyễn Văn Luận, Phạm Huy Lục, Dương Bá Trạc, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục. Là cuốn từ điển Việt-Việt thứ hai sau cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (1895-1896) của Paukus Của và Dictionnaire Annamite-

Français (1898) của J.-F.-M. Génibrel được dùng làm gốc. Từ ngữ gốc Hán

được đưa vào Việt-Nam Tự-điển nhiều hơn ởĐại Nam Quấc Âm vì chủ trương của Phạm Quỳnh là " chữ ta muợn chữ Tàu nhiều, một bộ Việt âm tự điển phải kiêm cả tính cách một bộ Hán Việt tự điển nữa... " (Nam Phong số 74, tr. 112A). Việt-Nam Tự-điển tự nhiên là có sưu tầm những tiếng thuộc phương ngữ miền Bắc và nhất là có phần Văn liệu ở rất nhiều mục từ. Các câu ở phần

Văn liệu được lấy từ các tác phẩm nổi tiếng như Truyện Kiều, Cung Oán, Lục Vân Tiên, v.v. hoặc từ ca dao, tục ngữ, nhắm giải thích hoặc diễn tả cách dùng từ. Tiếng Việt trong Việt-Nam Tự-điển vì thế có màu sắc văn chương hơn.

Chương 7

Một phần của tài liệu Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội (Trang 62 - 64)