Suy nghĩ của E Roucoules.

Một phần của tài liệu Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội (Trang 35 - 37)

E. Roucoules từng là hiệu trưởng Trung học ( Collège ) Chasseloup-Laubat ở

sài Gòn, phó chủ tịch của Hội nghiên cứu Đông Dương (Société des Etudes Indo- Chinoises ) và của Ủy ban địa phương Hội Pháp-văn Liên-hiệp. Trong

một bài viết năm 1890, tựa là Le Francais, le quốc-ngữ et l'enseignement public en Indo -Chine.Réponse à M. Aymonier ( Tiếng Pháp, chữ quốc ngữ và giáo dục quần chúng ởĐông Dương. Trả lời ông Aymonier ), có những suy nghĩ và nhận xét như sau :

" Chữ viết này ( tức chữ quốc ngữ ) trên mọi mặt là tối ưu, và chúng ta sẽ sai lầm nếu không dùng đến nó.

Phải chăng là đã đạt đến một điểm lớn nếu có thể cho cả một dân tộc có khả

năng trong vòng vài tuần lể học viết được một ngôn ngữ nói thật thông thường... cũng như một ngôn ngữ hằng ngày, [... ]

Người An Nam viết và viết rất nhiều. Số lượng thư từ mà họ gởi cho nhau nhiều vô số và số tiền bưu điện thu vào gia tăng rất đều là một chứng cớ về cái nhu cầu trao đổi giữa họ với nhau.

[...] Ta không thể cho rằng tiếng An Nam thông tục có khả năng dùng vào các lập luận trừu tượng hay khoa học. Nhưng việc dạy ở cấp [ cao ] đó chỉ có thể

dành cho những phần tử tinh hoa trong dân chúng, và thực hiện bằng tiếng Pháp, bằng tiếng Pháp đúng đắn và chân chính [ ... ]

Sự dùng chữ quốc ngữ như chúng tôi đề ra đem đến một cái lợi tức khắc là không làm gián đoạn với quá khứ và những thói quen.

Chúng tôn đã thu tóm vai trò chữ quốc ngữđúng vào cái giá trị của nó, vai trò của một khí cụ tiện lợi và cần thiết. Và đó là vai trò duy nhất mà nó có thể cán

đáng được.

... Chúng ta đừng quên rằng vào năm 1874, đềđốc Dupré đã muốn thử truyền bá tiếng Pháp và làm tỏa rộng sự phổ biến chữ quốc ngữ, chữ viết này đã được chính các nhà truyền giáo tạo ra và bày dạy; nhưng lúc bấy giờ thì chính họ

chống đối việc dạy này và gây ra nhiều xung đột và vì thế chính quyền cao cấp của Đềđốc - Toàn quyền phải can thiệp.

... Không thể trông cậy vào một sự giúp đỡ hữu hiệu từ những người [ ... ] mà tinh thần đoàn thể chống lại việc truyền bá thứ chữ viết mà chính họ tạo nên, khi họ nhận thấy rằng nếu vào tay kẻ khác, thứ chữ viết này có thể làm nảy sinh ra một sự cạnh tranh đối với ảnh hưởng của họ."

Một phần của tài liệu Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội (Trang 35 - 37)