Dịch truyện và tiểu thuyết Pháp

Một phần của tài liệu Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội (Trang 42 - 43)

Về truyện và tiểu thuyết Pháp dịch ra tiếng Việt thì dịch giả đầu tiên cũng là Trương Minh Ký với cuốn Tê-lê-mạc phiêu lưu ký, Sài-gòn, 1887; nguyên bản Pháp văn là của Fenelon, Les aventures de Télémaque (1699). Sách này được Trương Minh Ký diễn ra bằng tiếng Việt theo thể thơ lục bát và khởi đăng ở

Gia Ðịnh báo, kể từ 20.6.1885.

Thứ đến phải kể đến Trần Chánh Chiếu (1867-1919) còn gọi là Gilbert Chiếu, người gốc quận Châu Thành, Rạch Giá. Ông theo học ở Collège d"Adran Sài Gòn, sau được bổ dụng làm giáo học rồi làm thông ngôn cho Tham biện Chủ

tỉnh Rạch Giá. Theo Bùi Ðức Tịnh (1972: 46-47) thì trong hai năm 1906, 1907, Trần Chánh Chiếu làm chủ bút tờ Nông Cổ Mín Ðàm (số 1, 1901, Saigon) và nổi tiếng trong cuộc vận động Duy Tânnên được mệnh danh là ông Phủ Minh Tân. Ðồng thời Gilbert Chiếu cũng kiêm luôn chủ bút tờLục Tỉnh Tân Văn (số

1, 1907, Saigon) dưới tên Trần Nhựt Thăng, hiệu là Ðông Sơ. Trần Chánh Chiếu có cho in cuốn Tiền căn báo hậu, bản dịch cuốn tiểu thuyết của Alexandre Dumas, Le Comte de Monte-Cristo (1846) do nhà Imprimerie de l'Union, Saigon, ấn hành năm 1914. Sau bản dịch Tê-lê-mạc phiêu lưu ký, Sài- gòn, 1887, của Trương Minh Ký, đây là bản dịch tiểu thuyết Pháp thứ hai, cách nhau 27 năm.

Về việc dịch tiểu thuyết Pháp, một người thứ ba đáng nói đến là Nguyễn Văn Vĩnh. Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1896, mới 14 tuổi đã tốt nghiệp trường Thông ngôn. Có thể nói Nguyễn Văn Vĩnh là người đã dịch tiểu thuyết Pháp ra tiếng Việt nhiều nhất. Một số tác phẩm Pháp do Nguyễn Văn Vĩnh dịch được liệt kê như sau (Trần Văn Giáp và đtg, 1972, II, 103) :

- 1927 A. Dumas, Les trois mousquetaires (1844) (Truyện ba chàng ngự lâm pháo thủ)

- 1932 Abbé Prévost, Histoire du chevalier des Grieux et de Manon Lescault (1731) (Mai-nương Lệ-cốt)

- 1928 V. Hugo, Les misérables (1862) (Những kẻ khốn nạn)

- 1928 Ch. Perrault, Les contes (1697) (Truyện trẻ con)

- 1928 H. De Balzac, La peau de chagrin (1831) (Truyện miếng da lừa)

Ngoài ra nội trong năm 1928, Nguyễn Văn Vĩnh còn dịch ra bốn bản kịch nổi tiếng của soạn giả Pháp Molière ở thế kỷ 17. Ðó là Người bệnh tưởng (Le malade imaginaire), Người biển lận (L'avare), Giả đạo đức (Le misanthrope)

Trưởng giả học làm sang (Le bourgeois gentilhomme).

Một phần của tài liệu Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội (Trang 42 - 43)