Trước hết ta nhận thấy ngay rằng các viên chức Pháp thời ấy xem thường tiếng Việt, cho ngôn ngữ này là vulgaire( có thể tạm dịch là thông tục, tầm thường,
NPP), không đủ sức để diễn tả những tư tưởng trừu tượng, ý hẳn là muốn so sánh với tiếng Hán và tiếng Pháp, là những ngôn ngữ lớn, đầy đủ. Cái nhìn này
đúng là cái nhìn của những kẻđi chinh phục, nhưng cũng có cơ sở vì cho tới thời điểm này dưới thời các triều đại vua chúa Việt Nam, tiếng Trung Quốc vẫn
được xem trọng, được dùng trong công việc hành chính,sao viết sử sách, nói tóm lại như một ngôn ngữ chính thức, một ngôn ngữ ngoại giao, một ngôn ngữ
của hạng trí thức học giả. Người ta vẫn cho chữ Hán là chữ ( của đạo ) nho, chữ
của thánh hiền.
Mục đích chính trong chính sách ngôn ngữ của chính quyền Pháp khi mới mới chinh phục Nam Kỳ không phải là xúc tiến phát triển tiếng của người bản xứ, tức là tiếng Việt, mà là nhắm truyền bá giảng dạy tiếng Pháp cho người dân mới bị chinh phục với ý đồ là tiếng Pháp sẽ dần dần thay thế tiếng Hán trong lãnh vực văn thư hành chánh, ngoại giao, sử liệu, ở cấp trung đại học..., nghĩa là tiếng Pháp phải trở thành ngôn ngữ của giới hành chánh và trí thức Việt Nam. Để lấp bằng sự thiếu thốn về phương tiện ( cần ngân sách to lớn để tăng thêm số giáo viên Pháp ) E. Aymonier ( 1890 : 34 ) không ngần ngại đề nghị
dạy một thứ tiếng Pháp giảm gọn, đơn giản hoá đến mức quái gở.
" Tôi [ Aymonier ] đề nghị tạm bỏđi trong tiếng Pháp những điều không theo quy tắc chính tả, những khó khăn văn phạm, số lớn những từđồng nghĩa và những từ trừu tượng, hầu hết các phép chia động từ ( ngoại trừở một số ngôi thứ ba số ít, và các động từ không ngôi ), như vậy sẽ còn lại một tiếng nói giảm gọn, " mọi (nègre)" chúng ta có thể hiểu thế, có dáng điệu nói của tỉnh lẻ, nhịp nhàng, nhưng cũng đủđể diễn tả những tư tưởng cụ thể. Ví dụ như từ amour sẽ
loại bỏđi vì có thể dùng aimer thay thế; parler dùng thay cho parole ."
Nhưng dù muốn dù không, chính quyền thuộc địa Pháp vẫn có nhu cầu cho các viên chức của mình học tiếng Việt để tiếp xúc với dân bản xứ, và thi hành công cuộc cai trị những lãnh thổ vừa mới chiếm. Đối với người Pháp, lẽ dĩ nhiên, việc học tiếng Việt sẽ dễ dàng qua chữ quốc ngữ hơn là chữ nôm. Xin nhắc là trong thời gian đầu chinh phục Việt Nam, chính quyền Pháp ở Nam Kỳđều nằm trong tay các đô đốc hải quân. Trong tình hình này, ta không lấy làm lạ là cuốn từđiển song ngữ Pháp - Việt đầu tiên được xuất bản là do một quân nhân,
đại úy hải quân Gabriel Aubaret làm tác giả. Đó là cuốn Vocabulaire Francais - Annamite etAnnamite - Francais, Bangkok, 1861, dày 157 trang.