Tình hình Hán học

Một phần của tài liệu Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội (Trang 58 - 60)

Bộ Học chính tổng qui có hiệu lực từ năm 1917 hướng vào việc Pháp hoá nền giáo dục bản xứ, đưa môn học tiếng Pháp vào cả chương trình tiểu học, không những giới hạn tối đa lớp học chữ nho mà còn đặt lớp học này dưới sự kiểm sát giám thị. Mục đích tối hậu của tổ chức giáo dục theo bộ HCTQ vẫn là đánh bạt

ảnh hưởng Hán học, đồng thời khai hoá tạo ra một lớp người mới chịu ảnh hưởng văn hoá Pháp. Chủ trương này trên thực tếđã gặp phải sức chống mạnh mẽ và dẻo dai của các trường học cổ truyền hay chữ nho. Ngay cả Nam Phong, tờ báo đã giới thiệu và ca tụng bộ HCTQ, vẫn còn nêu điều thắc mắc qua việc

đăng bài Bàn về việc học của quốc dân. Chữ nho có bỏ được không ? của Nguyễn Tất Tế, tri phủ Mĩ đức, Hà đông, viết năm 1915, in trong Nam Phong số 19, (janvier 1919, 197- 201). Dưới đây là những đoạn trích dẫn :

" Từ khi khởi ra cái nghị lấy chữ Pháp đổi hẳn chữ Nho, thì ngoài đồn rằng Chánh phủ sợ dân học nho rồi lại theo Tàu nên phải đổi.

" Nhiều người thấy các trường Đốc học, Giáo, Huấn, hầu không có nghe tiếng

Trường Đốc học, Giáo, Huấn không học trò là vì thơ, phú, sách, luận không thi nữa, có phải dân không học nho đâu ; chúng ta nên biết chữ nho trong nước ta, cha đủ sức dạy con, anh đủ sức dạy em, không cần mượn thầy, tôi thường đi chơi các làng, chẳng ngõ nào không nghe tiếng tiếng học Luận, Mạnh, thành ra mỗi xóm có một trường, mà mỗi làng có năm bảy trường, trước hợp lại học các trường công, chẳng được bao, nay ta về học các trường riêng càng nhiều lắm. Hoa nho tàn hay chửa, hãy xin xem chốn nhà quê.

" Không phải dân nhà quê cố ý thủ cựu, bởi vì ngôn ngữ phong tục trong nước, hết thảy là đạo nho, nếu ai không học, đối với người thì khế khoán không tường, đối với nhà thì phổ chúc không biết, như mù, như điếc, thành một người ngu ngốc ởđời, vậy nên không cứ giàu nghèo, ai có con cũng phải cho học.

" Nhiều khi tôi bảo các tổng sư dạy trẻ thuần bằng quốc ngữ, cho trẻ chóng khôn, không cần học nho, thì bố mẹ đem con ngay về tìm thầy khác dạy ; hỏi cớ sao thế ? Người ta đáp rằng : " Quốc ngữ mất dấu, chữ nọ ra chữ kia, nếu không học nho, chắc sau con cháu lẫn cả tên ông vải ". Thế mới biết chữ nho có nhiều mối vướng vít, làm cho dân gỡ không ra.

" Chữ nho bỏ không xong, chữ Tây thay cũng khó nước nào chẳng thế, mà nước ta càng hơn nữa, trăm người đến 99 người nghèo, bới đất vạch cỏ cảđời, hai tay không đủ vun vào lỗ miệng, nom thấy trường Pháp Việt Chánh phủ mở

cửa, cũng biết cho con học đó thì dễ kiếm ăn, mà ngặt về nỗi nghèo không sẵn

đồng tiền, một quyển Lecture giá 7 hào, đắt hơn 4 quyển Tứ truyện ; một tập giấy tây giá hào rưỡi, đắt bằng trăm tờ giấy nam ; tính mình (...) không đủ tiền gửi con vào trường học một tháng, (...) đành cho con học nho vậy...

" Phương chi thượng lưu học chữ Pháp, chửa hẳn đã phát đạt (...) nhưng khi cắp sách vào trong lớp học, chả ai không có lòng mơ tưởng cao xa, thế mà Chánh phủ mở trường 40 năm nay kết quảđêán Thông ngôn là cùng dẫu rằng Tân học cử nhân, Tân học tú tài, đổi danh hiệu sang để mới tai mắt người, mà kỳ thực chửa khỏi hai chữ Thông ngôn được. "

Trên đây là tóm lược các lý lẽ về văn hoá, lịch sử, kinh tế của viên tri phủ

Nguyễn Tất Tế đưa ra để bênh vực cho các trường dạy chữ nho cổ truyền. Sức sống còn của các trường này khá vững bền đến mức năm 1938, nghĩa là hơn hai mươi năm sau khi áp dụng bộ HCTQ, theo dẫn liệu thống kê cuộc điều tra về

nạn mù chữ ở Thanh Hoá, ta có những con số không ngờ. Như tại ba làng không có trường tiểu học, Thọ Lộc, Nam Thôn và Ninh Thôn chỉ có 3% đàn ông ở lứa tuổi 30 biết đọc một trong ba thứ tiếng, quốc ngữ, Hán, Pháp. Còn lứa tuổi cao hơn, tức là lứa tuổi theo học trường dạy nho cổ truyền thì đến 48 %

và sức hấp dẫn của các trường thầy đồ chắc chỉ xảy ra ở nông thôn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chứ càng đi vào Nam thì tình hình có đổi khác : giai đoạn 1916- 1920, học trò các trường Nhà nước đã đông ; chữ quốc ngữđã thông dụng ; chữ

Hán đã bắt đầu bị chữ quốc ngữ và chữ Pháp thay thế (xem Nguyễn Vỹ, 1969, chương 4).

Một phần của tài liệu Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)