I. Ổn định lớp:Kiểm diện I Bài mới:
2. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930 931)
xâm lược Nam Hán (930- 931)
Mùa thu năm 930, quân Nam Hán bắt đầu đánh nước ta.
Khúc Thừa Mỹ chống cự không nổi đã bị bắt về Trung Quốc, nhân cơ hội đó nhà Hán cử Lý Tiên sang làm Thứ sử Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội ngày nay).
- Năm 931, Dương Đình Nghệ (tướng cũ của Khúc Hạo) đem quân từ Thanh Hoá ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.
sứ Quảng Châu là Lu Ẩn, nhân nhà Đường suy yếu đã chiếm thêm một số châu ở Hoa Nam, liên kết với nước Nam Chiếu Vân Nam) dần dần cường thịnh lên.
Năm 910 Lu Ẩn chết, em là Lu Nham lên thay. Năm 917, được sự ủng hộ của quan lại cũ nhà Đường ở đây, Lu Nham tự xưng hoàng đế, thành lập nước Nam Hán.
GV: Nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo đã gửi con trai mình là Khúc Thừa Mỹ sang làm con tin.
GV đặt câu hỏi: Theo em Khúc Hao gửi con trai mình sang nhà Nam Hán làm con tin nhằm mục đích gì?
HS trả lời:
Lúc này nền tự chủ của ta mới được xây dựng, thực lực còn non yếu. Cho nên để đối phó với quân Nam Hán, Khúc Hạo muốn có thời gian hòa hoãn nhằm chuẩn bị thực lực để kháng chiến lâu dài, chống
lại sự xâm lược của quân Nam Hán. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (930-931) diễn ra như thế nào?
GV giới thiệu với HS lược đồ kháng chiến chống quân Nam Hán lần 1 (930- 931) phóng to, treo trên bảng.
GV hướng dẫn các em căn cứ vào SGK để trình bày diễn biến cuộc kháng chiến theo lược đồ
HS trả lời: Dã tâm xâm lược nước ta của quân Nam Hán đã có từ lâu.
GV giải thích thêm: Tuy nhà Hán đã đặt lại được bộ máy cai trị nhưng ái Châu (Thanh Hoá) xa Tống Bình cho nên sự cai quản của chúng lỏng lẻo hơn, chính vì lẽ đó mà Dương Đình Nghệ đã chuẩn bị cơ sở kháng chiến ở Thanh Hoá, chờ cơ hội thuận lợi sẽ ứng lên, với danh nghĩa nuôi 3.000 con nuôi (chuẩn bị lực lượng).
Em biết gì về Dương Đình Nghệ? HS trả lời :
Dương Đình Nghệ quê ở làng Ràng
Sau khi lấy được Tống Bình, viện binh của Nam Hán sang, Dương Đình Nghệ đã chủ động đánh địch. Chúng bị đánh tan tác, tướng chỉ huy bị giết tại trận.
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
(Dương Xá, Đông Sơn, Thanh Hoá), là một hào trưởng địa phương (người có thế lực ở một vùng). Ông là người yêu nước thương dân, kiên quyết giành lại độc lập cho dân tộc.
GV: Sau khi lấy dược Tống Binh, viện binh quân Nam Hán sang, Dương Đình Nghệ đánh quân Nam Hán như thế nào?
HS: Tiếp tục trình bày bằng lược đồ. GV: Em hãy điền những ký hiệu thích hợp lên lược đồ để thể hiện cuộc tiến quân của Dương Đình Nghệ.
GV sơ kết bài:
Việc giành lại, bảo vệ và xây dựng nền tự
chủ của họ Khúc và họ Dương là cơ sở, nền móng cho nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn.
IV. Củng cố bài
HS trả lời những câu hỏi:
1. Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào?
2. Trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất.
V. Dặn dò học sinh
HS học theo câu hỏi cuối bài ở SGK. Trình bày diễn biến của kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (trình bày bằng bản đồ).
Tiết :30 Bài 27 NGÔ QUYỀN
VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
Học sinh cần thấy rõ:
Bối cảnh quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai.
Công cuộc chuẩn bị chống giặc ngoại xâm của Ngô Quyền và nhân dân ta.
Đây là trận thủy chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc thắng lợi cuối cùng đã thuộc về dân tộc ta. Trong trận này, tổ tiên ta đã tận dụng cả 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tạo nên sức mạnh chiến thắng.
Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
2. Tư tưởng
Giáo dục cho HS về lòng tự hão và ý chí quật cường của dân tộc.
Giáo dục cho HS lòng kính yêu Ngô Quyền, người anh hùng dân tộc có công lao to lớn đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc "ông đã phục hưng nền độc lập dân tộc Việt Nam".
3. Kĩ năng
Rèn luyện phương pháp mô tả sự kiện, sử dụng bản đồ lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm.