II Kiểm tra bài cũ
1. Những điểm mới trong đời sống vật chất, xã hội của người nguyên thủy thời kì văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn?
2. Tổ chức xã hội người nguyên thủy thời kì văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn? GV gọi 1 HS đọc mục 1 trang 30 SGK
và hướng dẫn HS xem hình 28, 29 SGK. Địa bàn cư trú của người Việt cổ tr- ước đây là ở đâu? Và sau đó mở rộng ra sao?
HS trả lời:
Địa bàn cư trú của người Việt cổ trước đây là ở vùng chân núi, thung lũng, ven sông, ven suối, sau đó một số người đã chuyển xuống đồng bằng, lưu vực những con sông lớn để sinh sống với nghề nông nghiệp nguyên thủy.
Nhìn vào hình 28, 29 và 30, em thấy công
cụ sản xuất của người nguyên thủy gồm có những gì?
HS trả lời:
- Những công cụ bằng đá, xương, sừng, đã được các nhà khảo cổ tìm thấy ở địa phương nào trên đất nước ta? Thời gian xuất hiện?
1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào? tiến như thế nào?
Công cụ sản xuất của họ có:
- Rìu đá có vai, mài nhẵn 2 mặt; - Lỡi đục;
- Bàn mài đá và mảnh cà đá; - Công cụ bằng xương, sừng
nhiều hơn;
- Đồ gốm xuất hiện;
- Xuất hiện chì lưới bằng đất
nung (đánh cá);
- Xuất hiện đồ trang sức (vòng tay, vòng cổ bằng đá bằng vỏ ốc).
2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào ? phát minh như thế nào ?
HS trả lời: Những công cụ này tìm thấy ở một số di chỉ: Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc, Thanh Hoá), Lung Leng (Kon Tum).
Những công cụ này có niên đại cách nay khoảng 4000 - 3500 năm, với chủng loại phong phú:
- Rìu, búa đá được mài nhẵn với hình dáng cân xứng.
- Đồ gốm phong phú: vò, bình, vại, bát, ca, cốc có chân cao... với hoa văn đa dạng.
- Cuộc sống của người Việt cổ ra sao?
HS trả lời: Cuộc sống của người Việt cổ ngày càng ổn định hơn, xuất hiện những bản làng ở ven các con sông lớn: sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai với nhiều thị tộc khác nhau.
- Để định cư lâu dài, con người cần làm gì?
HS trả lời:
- Công cụ cải tiến sau đổ đá là gì? HS trả Lời: Đồ đồng.
Đồ đồng xuất hiện như thế nào? GV giải thích thêm:
Khi phát hiện ra kim loại đồng, người Việt cổ đã nung đồng nóng chảy ở nhiệt độ từ 800-1100 0C, sau đó họ dùng những khuôn đúc đổng bằng đất sét) để đúc được công cụ theo ý muốn, không phải mài đá như trước, những công cụ này sắc bén hơn, năng suất lao động cao hơn: rìu đồng, cuốc đồng, liềm đồng...
Thuật luyện kim được phát minh, có ý nghĩa nh thế nào đối với cuộc sống của người Việt cổ?
HS trả lời: Đọc mục3SGK
Những dấu tích nào chứng tỏ người Việt cổ đã phát minh ra nghề trồng lúa nước?
HS trả lời:
Theo các nhà khoa học: GV sơ kết...
Để định cư lâu dài, con người cần phải phát triển sản xuất nâng cao đời sống, muốn vậy phải cải tiến công cụ lao động. Nhờ sự phát triển của
nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã tìm thấy các loại
quặng kim loại, quặng đồng được tìm thấy đầu tiên, thuật luyện kim ra đời. Đồ đồng xuất hiện.
Họ tìm ra đồng, có thế làm ra những công cụ theo ý muốn, năng suất lao động cao hơn, của cải dồi dào hơn. Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn.
3. Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào? đâu và trong điều kiện nào?
Nước ta là một trong những quê hương của cây lúa hoang. Với công cụ (đá, đồng), cư dân Việt cổ sống định cư ở đồng bằng, ven sông lớn, họ đã trồng được các loại rau, củ đặc biệt là cây lúa. Nghề trồng lúa nước ra đời.
Như vậy: cây lúa trở thành cây lương thực chính ở nước ta.
Nghề nông nguyên thủy ra đời, gồm 2 ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi:
- Trồng trọt: rau, củ, lúa nước; Chăn nuôi: trâu, bò, chó, lợn.
Theo em, vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông lớn?
HS trả lời:
Họ có nghề trồng lúa nước;
- Công cụ sản xuất được cải tiến (đồ đồng);
Của cải vật chất ngày càng nhiều hơn; Điều kiện sống tốt hơn;
Cho nên, họ có thể định cư lâu dài.
Sơ kết:
Trên bước đường phát triển sản xuất để nâng cao đời sống, con người đã biết sử dụng ưu thế của đất đai.
Người Việt cổ đã tạo ra 2 phát minh lớn: thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
→ Cuộc sống ổn định hơn.