C: Lựa chọn để gửi thư xác nhận
2. Đánhgiá chênh lệch tỷ giá Quan sát
2.2.3 Tổng kết quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại Công ty ACPA
Công ty ACPA
Qua việc tìm hiểu kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại Công ty ACPA đối với hai khách hàng A và B, có thể thấy trình tự cũng như phương pháp kiểm toán tại hai khách hàng là tương tự nhau: đều tiến hành tìm hiểu khách hàng, thực hiện thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết số dư. Tuy nhiên, với hai khách hàng có đặc điểm hoạt động kinh doanh khác nhau, phương pháp kiểm toán cũng có những điểm khác biệt thể hiện tính linh động trong quá trình áp dụng phương pháp kiểm toán.
Công ty A có quy mô tương đối lớn, có nhiều chi nhánh và đại lý rộng khắp cả nước. Do đó Công ty A có nhiều khách hàng và có tình hình bán hàng thu tiền phức tạp kéo theo sự phức tạp đối với các khoản phải thu thương mại và dự phòng phải thu khó đòi. Trong khi đó, Công ty B có quy mô nhỏ, khách hàng ít, chủ yếu bán hàng cho Công ty XL Indonexia, do đó tình hình doanh thu và nợ phải thu đơn giản, dễ kiểm soát và không phát sinh các khoản phải thu khó đòi. Với đặc điểm nghiên cứu như vậy, Công ty A được đánh giá ban đầu có nhiều rủi ro hơn so với Công ty B, đặc biệt là rủi ro có khả năng nhân viên cố tình làm sai lệch chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC. Khi tiến hành xác lập mức trọng yếu, căn cứ để thiết lập mức trọng yếu của Công ty A là thu nhập sau thuế. Đối với Công ty B, căn cứ này là tổng doanh thu do Công ty B chỉ tồn tại rủi ro xử lý không đầy đủ và không chính xác thông tin đầu vào của doanh thu và các khoản phải thu. Hơn nữa, do Công ty A được đánh giá có rủi ro hơn nên khi lựa chọn mức sai sót có thể chấp nhận được, KTV lựa chọn mức nhỏ nhất trong khi đó ở Công ty B là mức cao nhất.
Với giới hạn về thời gian và về số lượng nhân lực, KTV thấy rằng không thể thực hiện các thử nghiệm cơ bản ngay với Công ty A. Cách lựa chọn hợp lý để thực hiện cuộc kiểm toán nhanh nhất và đạt hiệu quả nhất có thể là mở rộng các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá HTKSNB của khách hàng, từ đó giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản đến mức có thể. Đối với Công ty B, KTV đánh giá tình hình doanh thu và nợ phải thu đơn giản, do đó chỉ thực hiện một số thử nghiệm kiểm soát với chu trình bán hàng thu tiền, bên cạnh đó tập trung vào các thử nghiệm cơ bản để mang lại những bằng chứng đáng tin cậy.
Trong thủ tục kiểm tra chi tiết, KTV tập trung kiểm tra tính phù hợp của khoản dự phòng phải thu khó đòi của Công ty A do Công ty này có nhiều khách hàng trong đó có những khách hàng không có khả năng thanh toán và
có nhiều khoản phải thu từ những năm trước vẫn còn tồn đọng. Trong khi đó, KTV không tập trung vào thủ tục này ở Công ty B vì theo đánh giá Công ty B có tình hình bán hàng thu tiền tốt, khách hàng đơn giản. KTV tập trung vào việc gửi thư xác nhận với các số dư lớn để đem lại những bằng chứng khách quan hơn.
Tóm lại, quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng của Công ty ACPA áp dụng cho hai khách hàng A và B là khá linh hoạt và hợp lý. Tuy nhiên, ở cả hai cách tiếp cận chúng ta đều thấy rõ một quy trình kiểm toán chung thống nhất xuyên suốt cuộc kiểm toán. Quy trình đó có thể được khái quát như sau:
Sơ đồ 2.15: Trình tự kiểm toán Nợ phải thu khách hàng tại Công ty ACPA
Tìm hiểu quy trình hoạt động kinh doanh Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
Tìm hiểu về hệ thống kế toán và HTKSNB liên quan đến khoản mục Nợ phải thu khách hàng
Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản (bao gồm thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết số dư)
Thực hiện các thủ tục toán bổ trợ Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý