- Bước 3: Thiết kế các thủ tục kiểm soát đối với từng mục tiêu kiểm soát nội bộ có xét đến nhược điểm của HTKSNB và kết quả ước tính của thủ
c. Thư quản lý
2.1.3 Đặc điểm quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
Công ty ACPA được thành lập bởi những KTV ưu tú của Arthur Andersen Việt Nam trước đây vì vậy mô hình kiểm toán của Công ty vẫn theo phương pháp của Arthur Andersen Việt Nam và có một số thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam cũng như để phù hợp với quy mô nhỏ và vừa của Công ty hiện nay. Quy trình kiểm toán mà Công ty đang áp dụng có đặc điểm dựa trên việc đánh giá tính rủi ro (risk-based audit) và bao gồm các bước sau:
- Tìm hiểu qui trình hoạt động kinh doanh - Đánh giá rủi ro kiểm soát
- Xác định rủi ro kiểm toán
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ Và được chi tiết hoá qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.4: Quy trình kiểm toán chi tiết của Công ty ACPA
Đánh giá tính trọng yếu Đánh giá ban đầu về rủi ro
Phân tích kinh doanh
BAFBPR BPR BIF
Thủ tục kiểm soát tầm cao
Thủ tục kiểm soát đặc biệt Xác định và tìm nguyên nhân rủi ro
Đối chiếu với BCTC
1 2 3 4
Xác định các rủi ro còn lại
Xác định và thực hiện các thửnghiệm cơ bản Kiến nghị hoàn thiện
Thủ tục phân tích
Thử nghiệm cơ bản các nghiệp vụ & số dư Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ
Các tài khoản trọng yếu rủi ro thấp Các yêu cầu và quy định trong giai đoạn lập BCTC
Ghi chú:
(1) Liên hệ các rủi ro được phát hiện với các thủ tục kiểm soát chính (2) Đánh giá sự thiết kế phù hợp của các thủ tục kiểm soát
(3) Kiểm tra sự hoạt động hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát (4) Rủi ro được giảm đến mức chấp nhận được
BAF (Business Analysis Framework ): Phân tích kinh doanh BIF (Business Information Framework): Phân tích thông tin
BPR (Business Performance Review): Đánh giá kết quả hoạt động
(Nguồn: Côngty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA)
a. Tìm hiểu qui trình hoạt động kinh doanh
Mục đích của giai đoạn này là cung cấp những dữ liệu cơ bản cho việc đánh giá tính hiệu quả của hoạt động quản lý của tất cả các loại rủi ro, phân tích điều kiện kinh doanh cũng như quá trình xử lý thông tin của khách hàng. Giai đoạn này bao gồm các bước:
• Đánh giá tính trọng yếu
• Đánh giá ban đầu về rủi ro
• Phân tích kinh doanh
• Đối chiếu với báo cáo tài chính
b. Đánh giá rủi ro kiểm soát và thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Mục đích của giai đoạn này là giúp KTV tìm hiểu cách thức hệ thống kế toán và ban quản lý của công ty khách hàng kiểm soát, phát hiện và sửa chữa kịp thời các rủi ro nhất định liên quan đến hệ thống thông tin cũng như các ước tính kế toán như thế nào. Giai đoạn này được cụ thể hoá thành các bước sau:
• Xác định rủi ro dựa trên hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng
• Đánh giá sự thiết kế phù hợp của các thủ tục kiểm soát
• Đánh giá hiệu quả hoạt động của các thủ tục kiểm soát c. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Trong bước này, nhóm kiểm toán phải sử dụng những phán đoán chuyên môn của mình để xác định xem những khoản mục nào mà các thủ tục kiểm soát nội bộ không có hiệu quả trong việc giảm rủi ro sai phạm đến mức có thể chấp nhận được. Từ đó áp dụng các thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết đối với từng khoản mục đã xác định.
d. Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ
Các thủ tục kiểm toán bổ trợ được áp dụng nhằm đảm bảo sự biến động các thông tin tài chính đã kiểm toán là hợp lý so với sự hiểu biết của KTV về tình hình tài chính của Công ty. Các công việc thường được thực hiện trong giai đoạn này bao gồm: đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động trong tương lai, tìm hiểu các bên thứ ba có liên quan đến hoạt động, đánh giá các khả năng có thể xảy ra các vụ tranh chấp, kiện tụng trong tương lai, đánh giá rủi ro gian lận và xem xét lại các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC của khách hàng.