C: Lựa chọn để gửi thư xác nhận
1 Nếu Quí ông đồng ý với số dư trên, xin vui lòng điền vào:
xin vui lòng điền vào:
Tôi/Chúng tôi xác nhận số dư trên là đúng.
Nếu Quí ông không đồng ý với số dư trên, xin vui lòng cung cấp các chi tiết:
Tính đến ngày 31/12/06, Công ty XL Việt Nam còn nợ Công ty B số tiền 196.984 USD, còn 40.966 USD tính vào công nợ tháng 1/2007.
Tôi/Chúng tôi không đồng ý với số dư trên. Chi tiết của sự khác biệt thể hiện trong báo cáo đính kèm.
Dấu/ Tên Công ty Dấu/ Tên Công ty
Chữ ký và họ tên Chữ ký và họ tên
Chức vụ Chức vụ
Tham chiếu:
Các thư xác nhận do Công ty B gửi đi đều được phúc đáp và ngoại trừ trường hợp của Công ty XL Việt Nam, còn lại các số dư đều được xác nhận chính xác. Do đó không cần gửi lại thư xác nhận và KTV có thể tin cậy vào kết quả thu được từ thủ tục này. Đối với trường hợp của Công ty XL Việt Nam, KTV khi phát hiện ra chênh lệch đã thực hiện phỏng vấn kế toán của Công ty B và kế toán của Công ty XL Việt Nam. Sau khi tìm hiểu, KTV đã xác định nguyên nhân ban đầu do kế toán của Công ty XL Việt Nam đã khóa sổ từ ngày 25/12/2006, khoản chênh lệch này là khoản nợ từ giao dịch phát sinh từ ngày 26/12/2006 đến ngày 31/12/2006. Do đó trên sổ nợ phải trả của Công ty XL Việt Nam, kế toán đã ghi thiếu giá trị khoản nợ này. Sau đó KTV đã thực hiện gửi lại thư xác nhận, kết quả thu được đã khớp với số liệu trên sổ cái nợ phải thu khách hàng của Công ty B. KTV thấy rằng kết quả từ việc gửi thư xác nhận lần thứ hai có thể tin cậy được nên không cần tiếp tục gửi lại thư xác nhận.
Kết luận: Các khoản nợ phải thu khách hàng thực sự hiện hữu và được ghi
c. Kiểm tra việc đánh giá thích hợp của các khoản phải thu khác đồng USD
ACPAKhách hàng B Khách hàng B
31/12/2006 Người thực hiện: : NDDungNgày thực hiện: 02/2007 Người rà soát: NMT
Mục tiêu:
Để đảm bảo giá trị các khoản phải thu thương mại được đánh giá chính xác tại ngày lập BCĐKT
Công việc thực hiện:
Đánh giá lại các khoản phải thu khách hàng khác đồng USD, so sánh với số dư trên sổ, đưa ra bút toán điều chỉnh nếu chênh lệch là trọng yếu.
Tên khách hàng Số tiền trên sổ
VNĐ Tương đương USD
Công ty MC Việt Nam 31.730.000 1.971
Kiểm toán viên đánh giá lại 1.972
Chênh lệch (1) không trọng yếu,
bỏ qua
Kết luận: Giá trị khoản nợ phải thu khách hàng được đánh giá chính xác tại ngày lập BCĐKT.
2.2.2.3 Kết thúc kiểm toán
• Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ
Trong giai đoạn này KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ. Các thủ tục kiểm toán này thường được thực hiện với những tài khoản trọng yếu mà rủi ro thấp để đáp ứng các quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các quy định của các cơ quan chức năng khác.
Đối với cả hai khách hàng, KTV đều thiết lập các thủ tục kiểm toán bổ trợ và không thấy có bất kỳ sự kiện nào đáng kể xảy ra sau ngày kết thúc niên độ cần phải thuyết minh.
Sau khi các KTV hoàn thiện giấy tờ làm việc, chủ nhiệm kiểm toán thực hiện rà soát hồ sơ kiểm toán để đảm bảo tính chính xác của thông tin đã
được kiểm toán. Đồng thời, các bút toán điều chỉnh được tập hợp để lên chương trình nghị sự (Agenda) với khách hàng. Chương trình nghị sự cũng bao gồm các khoản mục chưa được hoàn tất với lý do từ phía khách hàng, thông tin về ngày ra bản thảo báo cáo và báo cáo kiểm toán chính thức.
Tuy nhiên để có thể lên báo cáo thì chủ phần hùn chịu trách nhiệm của cuộc kiểm toán cũng thực hiện rà soát hồ sơ kiểm toán để đảm bảo sự hợp lý của thông tin tài chính đã kiểm toán. Sau khi xem xét chủ phần hùn thấy rằng những biến động của các thông tin này phù hợp với những hiểu biết của chủ phần hùn về khách hàng.
• Báo cáo kiểm toán
Trên cơ sở các công việc đã hoàn tất, chủ phần hùn tập hợp thông tin để đưa ra ý kiến kiểm toán. Với cả hai khách hàng, do không bị giới hạn bởi bất kỳ yếu tố nào nên ý kiến kiểm toán đều là ý kiến chấp nhận toàn phần. Dưới đây là trích dẫn một phần báo cáo kiểm toán của Công ty ACPA:
Bảng 2.13: Bảng trích dẫn Báo cáo kiểm toán của Công ty ACPA Phạm vi kiểm toán
Chúng tôi đã kiểm toán bảng cân đối kế toán kèm theo của Công ty A/B (“Công ty”) tại ngày 31 tháng 12 năm 2006, và các báo cáo liên quan về kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ cho năm kết thúc cùng ngày, như được trình bày từ trang 4 đến trang 20. Tổng Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về các báo cáo tài chính này. Trách nhiệm của chúng tôi là trình bày ý kiến về các báo cáo tài chính dựa vào quá trình kiểm toán của chúng tôi.…Chúng tôi tin rằng quá trình kiểm toán đã cung cấp các cơ sở hợp lý cho ý kiến của chúng tôi.
Ý kiến kiểm toán
Theo ý kiến kiểm toán của chúng tôi, các báo cáo tài chính nêu trên đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên mọi khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính của Công ty A/B tại ngày 31 tháng 12 năm 2006, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ cho năm kết thúc cùng ngày phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung ở Việt Nam.
• Thư quản lý
Để khẳng định chất lượng dịch vụ cung cấp, Công ty ACPA luôn cố gắng phân tích và thảo luận các vấn đề còn tồn tại của khách hàng nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và HTKSNB của khách hàng. Những phát hiện về những thủ tục kiểm soát nội bộ hoặc cách thức hạch toán kế toán chưa hợp lý sẽ được KTV tập hợp trong thư quản lý và gửi cho khách hàng. Sau quá trình
kiểm toán, KTV nhận thấy Công ty B có tình hình theo dõi và hạch toán Nợ phải thu khách hàng khá tốt nên không cần đưa ra kiến nghị về khoản mục này. Đối với Công ty A, do còn tồn tại một số điểm yếu trong việc theo dõi và hạch toán Nợ phải thu khách hàng nên KTV đã hình thành thư quản lý. Dưới đây là trích dẫn một phần thư quản lý KTV gửi cho Công ty A:
Bảng 2.14: Bảng trích dẫn thư quản lý gửi Công ty A 1. Dự phòng Nợ phải thu khó đòi